Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 23:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chữ Vạn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chữ Vạn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chữ Vạn    Chữ Vạn  I_icon13Thu 25 Nov 2021, 09:46

Phù hiệu chữ Vạn "卐" bị Đức Quốc xã Hitler lấy cắp như thế nào?


Chữ Vạn  Nhung-10


Chữ Vạn hoặc swastika 卐 / sauwastika 卍 là một hình dạng hình học và là một biểu tượng tôn giáo cổ xưa trong các nền văn hóa của Á-Âu. Nó được sử dụng như một biểu tượng của thần linh và tâm linh trong các tôn giáo Ấn Độ. Trong thế giới phương Tây, nó là biểu tượng của điềm lành và may mắn cho đến những năm 1930, khi nó bị lợi dụng thành một biểu tượng đặc trưng của Đức quốc xã như là một biểu tượng của bản sắc Aryan và do đó bị kỳ thị bởi sự phân biệt chủng tộc và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Chữ Vạn  Ntdvn_11


Ở phương Đông, nếu hỏi một người về biểu tượng chữ Vạn, bạn có thể nhận được những câu trả lời như: “Đó là ký hiệu của Phật giáo”, hay “Đây là một ký hiệu của món ăn chay”… Hầu hết người Á Đông đều liên tưởng biểu tượng này với tôn giáo, cho rằng đó là phù hiệu đại biểu cho tôn giáo.

Nhưng ở phương Tây, chữ Vạn lại gợi nhớ đến một lịch sử đen tối và tàn khốc: Hitler. Người ta nhìn nhận rằng đây là biểu tượng của Đức Quốc xã, hoặc coi đó là biểu tượng của fascism.


Chữ Vạn  Ntdvn_10


Qua khảo chứng người ta phát hiện rằng từ rất xa xưa ký hiệu chữ Vạn đã xuất hiện ở các vùng miền khác nhau trên khắp thế giới. Nếu đúng là như thế, thì ký hiệu chữ Vạn hiển nhiên là vượt xa nhận thức thông thường, càng không phải là biểu tượng của đảng Quốc xã do Hitler đứng đầu.

Theo wikipedia tiếng Việt, tên chữ Vạn xuất phát từ tiếng Phạn (Devanagari: स्वस्तिक) có nghĩa là 'có lợi cho hạnh phúc' hoặc 'tốt lành'. Trong Ấn Độ giáo, biểu tượng với cánh tay chỉ theo chiều kim đồng hồ (卐) được gọi là swastika, tượng trưng cho surya ('Mặt trời'), thịnh vượng và may mắn, trong khi biểu tượng ngược chiều kim đồng hồ (卍) được gọi là sauvastika, tượng trưng cho ban đêm hoặc khía cạnh Mật tông của Kali. Trong Kỳ Na giáo (Jainism), chữ Vạn là biểu tượng cho Suparshvanatha- người thứ 7 trong số 24 Tirthankara (vị thầy tâm linh và vị cứu tinh), và trong Phật giáo, nó tượng trưng cho dấu chân tốt lành của Đức Phật. Trong một số tôn giáo Ấn-Âu lớn, chữ Vạn tượng trưng cho những tia sét, đại diện cho thần sấm sét và vua của các vị thần, như Indra trong Ấn Độ giáo Vệ đà, Zeus trong tôn giáo Hy Lạp cổ đại, Jupiter trong tôn giáo La Mã cổ đại và Thor trong tôn giáo Đức cổ đại.

Mọi người quan niệm rằng chữ Vạn tượng trưng cho sự may mắn nên được sử dụng nhiều ở các nơi như xây nhà, trang trí. Trên nhiều hiện vật cổ cũng có thể được nhìn thấy.


Chữ Vạn  Ntdvn_12


Thực tế, chữ Vạn đã được tìm thấy trên các đồ vật có niên đại từ 4.000-10.000 năm trước Công nguyên. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo trong nền văn minh Thung lũng Indus vẫn sử dụng biểu tượng này để chỉ điềm lành linh thiêng hoặc tia nắng mặt trời.


Chữ Vạn  Ntdvn_14


Chữ Vạn  Ntdvn_13


Trong Phật giáo, một số người tin rằng khi Đức Phật được nhập táng, có một biểu tượng chữ Vạn "卍" này trên ngực của Ngài, được gọi là "Tâm ấn". Chữ Vạn "卍" mang ý nghĩa cầu may mắn, tốt lành, đồng thời, trong văn hóa tu luyện của Phật giáo, chữ Vạn "卍" còn tượng trưng cho tầng của Phật, tầng của Phật càng cao thì phù hiệu chữ "卍" càng nhiều.


Chữ Vạn  Ntdvn_17


Như vậy, nhân loại chúng ta đã biết đến mẫu hình chữ Vạn "卍" này một cách rộng rãi từ mấy nghìn năm trước đây, từ thời đại Thích Ca Mâu Ni cũng đã biết đến. Còn Hitler là vào thời Thế chiến II, cách đây mới có mấy chục năm. Người ta nói rằng khi Hitler còn nhỏ, có có một tu viện cổ gần nhà ông ta, lối đi, giếng đá, chỗ ngồi của các nhà sư và tay áo của trưởng tu viện đều được trang trí bằng chữ Vạn "卍". Hitler tôn thờ quyền lực của người đứng đầu và coi chữ chữ Vạn "卍" là biểu tượng cho uy quyền của người đứng đầu, hy vọng một ngày nào đó ông ta cũng sẽ có quyền lực tối cao như vậy. Và khi Hitler trộm lấy mẫu hình chữ Vạn "卍" để dùng thì có sự thay đổi, hướng đầu nhọn lên trên, là hình chữ Vạn ngược.


Chữ Vạn  Ntdvn_16


Chữ Vạn "卍" là một dấu ấn cổ xưa

Một số người nói rằng biểu tượng chữ Vạn "卐" được biết đến sớm nhất đã được phát hiện ở Ấn Độ và Trung Á trong khoảng từ 2.500 đến 3.000 trước Công nguyên. Một nghiên cứu vào năm 1933 đã chỉ ra rằng có lẽ vào năm 1.000 trước Công nguyên, chữ Vạn "卐" đã từ Ấn Độ đến Hy Lạp qua Ba Tư và Tiểu Á (Tây Á), rồi đến Ý đến Đức. Scott Heller, giám đốc bộ phận bình luận sách nghệ thuật của tờ New York Times đánh giá trong cuốn sách "Ký tự chữ Vạn: Biểu tượng không thể khôi phục": "Schliemann (nhà khảo cổ học) suy đoán rằng ký tự chữ Vạn là biểu tượng tôn giáo của tổ tiên người Đức, kết nối người Teutonics cổ đại, người Hy Lạp Homer và những người Ấn Độ Phệ Đà".


Chữ Vạn  Ntdvn_15


Trên thực tế, chữ Vạn "卐" đã được sử dụng rộng rãi ở Hy Lạp cổ đại, có những dấu hiệu của chữ Vạn trong các tòa nhà và hiện vật đền đài Hy Lạp cổ đại. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 8 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã vẽ chữ Vạn "卐" trên các đồ gốm, bàn thờ La Mã cổ đại và các tòa nhà khác cũng có chữ Vạn "卐". Phù hiệu này ban đầu cũng xuất hiện trong Cơ đốc giáo. Ở Ấn Độ cổ đại, Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc và những nơi khác, những nơi coi trọng tu luyện Phật gia đều có hình chữ Vạn "卐".

Cũng giống như ở châu Âu, trong một số di tích vào thời kỳ đồ đá mới, các nhà khảo cổ học xác nhận rằng có biểu tượng chữ Vạn tại Trung Quốc. Trong nhiều di tích trên các khu vực rộng lớn, như di tích văn hoá Mã Gia Diêu của tỉnh Cam Túc và tỉnh Thanh Hải, di tích văn hoá Thạch Hạp của tỉnh Quảng Đông, di tích văn hoá Tiểu Hà Duyên ở Nội Mông Cổ, di tích văn hoá Bành Đầu Sơn và Cao Miếu của tỉnh Hồ Nam, di tích văn hoá Hà Mẫu Độ của tỉnh Chiết Giang, di tích Đại Vấn Khẩu của tỉnh Sơn Đông… người ta cũng tìm thấy biểu tượng chữ Vạn.

Khi kinh sách Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, chữ Vạn được dịch qua Hán ngữ là “Cát tường hỉ toàn” hay là “Cát tường hải vân”. Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ này là ”Đức” (德). Nhưng trong Kinh Thập Địa Luận thì Bồ Đề Lưu Chi của Bắc Nguỵ (thế kỷ thứ 6) lại dịch thành Vạn tự (萬字), biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana ban đầu không được đưa vào kinh truyện. Trong hai năm trị vì, Võ Tắc Thiên quyết định đọc phù hiệu 卍 này là Vạn, có nghĩa là nơi tập trung cát tường vạn đức. Sau đó ký hiệu 卍 được sử dụng như là Hán tự.


Chữ Vạn  Ntdvn_18

Hình chữ Vạn được thiết kế trang trí ở Tử Cấm Thành, Trung Quốc.


Ký tự chữ Vạn "卐" hiện diện rộng rãi trong các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây, thậm chí trong các nền văn hóa của Châu Phi và Nam Mỹ. Chữ Vạn "卐" được vẽ trên một chiếc bát gốm Mesopotamia 6.000 năm tuổi trong Bảo tàng Louvre ở Pháp.

Ở Châu Phi cũng có dấu vết của biểu tượng chữ Vạn. Người Ghana quan niệm rằng phù hiệu chữ Vạn có liên quan đến sinh mệnh và là đồ hình tượng trưng cho sự cát tường. Trong tín ngưỡng truyền thống của vương quốc Congo, phù hiệu chữ Vạn hình thoi cũng là một biểu tượng thiêng liêng.

Ông Marc Leo Felix, một nhà sưu tầm các cổ vật của Congo, cho biết: Biểu tượng chữ Vạn đại diện cho bốn thời khắc quan trọng của sinh mệnh: Xuất sinh, trưởng thành, tử vong, tái sinh. Hai phần đầu là ở nhân gian, phần sau là thuộc thế giới tâm linh. Theo quan điểm này, linh hồn có thể chuyển sinh, luân hồi, sinh mệnh không ngừng tuần hoàn. Ngoài ra cũng có thể được hiểu là bốn khoảnh khắc trong ngày: sáng, trưa, tối, nửa đêm.


Chữ Vạn  Ntdvn_19


Cấu trúc của Dải Ngân hà có hình dạng chữ Vạn

Trong ấn tượng của chúng ta, Dải Ngân hà giống như một dòng sông bạc, nhưng đây chỉ là khía cạnh hình tượng của Dải Ngân hà.

Vậy, Dải Ngân hà rốt cuộc có kết cấu như thế nào?

Vấn đề lớn nhất là: khi chúng ta quan sát các thiên hà khác, hình dạng của chúng có thể rõ ràng trong nháy mắt, nhưng đối với thiên hà Milky Way, chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh. Vì vậy chúng ta chỉ có thể xác định hình dạng của nó thông qua quan sát và suy đoán.

Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được hình dạng của Dải Ngân hà, tức là Dải Ngân hà là một tính hệ hình xoáy, có 4 "cánh tay" quay kéo dài từ trong ra ngoài, được đặt tên là: cánh tay Nhân Mã (Carina–Sagittarius Arm), cánh tay Orion, cánh tay Perseus và cánh tay 3000 parsec. Mỗi "cánh tay" đều được cấu tạo bởi vô số hành tinh và tinh vân.


Chữ Vạn  Ntdvn_20


Quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng cấu trúc của bốn nhánh xoắn ốc của Dải Ngân hà rất giống với ký tự chữ Vạn "卍" thường có trên các bức tượng Phật.

Nhân loại có lịch sử phổ quát và lâu dài về tín ngưỡng với Thần Phật. Trong các thời kỳ khác nhau, khu vực khác nhau và các nền văn hóa khác nhau đều lưu truyền tín ngưỡng về Thần Phật. Rất nhiều bậc Giác Giả đã lưu lại những dấu ấn thần thánh để dẫn dắt nhân loại nhận thức về vũ trụ và bí ẩn của sinh mệnh.

Phù hiệu chữ Vạn đã được lưu truyền hàng nghìn năm, có thể tìm thấy ở hầu hết mọi quốc gia trên Trái đất, tượng trưng cho cát tường như ý và sự bảo hộ của Thần, cũng đại biểu cho sinh mệnh và sự luân chuyển của bốn mùa. Phù hiệu chữ Vạn đại diện cho nhiều thứ tốt đẹp và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khác, thật khác xa với ý đồ của Đức Quốc xã.

Theo Quỳnh Chi (ntdvn.net) và wikipedia tiếng Việt


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chữ Vạn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ Vạn    Chữ Vạn  I_icon13Fri 26 Nov 2021, 07:25

Chữ Vạn trong Phật giáo


Chữ Vạn  Chu-va11


I. Hai lối viết chữ Vạn

Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:


Chữ Vạn  Image010
           

- mẫu (A):  chiều quay ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều quay tự nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó.    

- mẫu (B):  chiều quay cùng chiều kim đồng hồ. Tức là theo chiều tương sanh trong Ngũ Hành.

Chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật và nó nằm ngay trước ngực của Ngài. Tuy nhiên, một số kinh điển khác thì lại nói đây là tướng tốt thứ 80 của Đức Phật Thích Ca. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.

Nhưng nhiều khi chữ VẠN cũng thấy ở trên tóc, ở lòng bàn chân hay lòng bàn tay trong các hình ảnh về đức Phật.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở đại học Quốc Sĩ Quán Nhật Bản, thì chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A) , có chỗ viết theo mẫu (B) . Có những lúc chúng ta thấy chữ VẠN xoay qua phía mặt và cũng có khi xoay qua phía trái. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.

Những nhà Phật học không thống nhất với nhau về chiều xoay của chữ VẠN, mỗi người nêu ra một cách. Xin lược kê ra như sau đây:

1. Theo “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu:  

Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng: khi Phật giáng sinh, trước ngực có hiện ra hình chữ VẠN mẫu (A) , người sau mới biết chữ ấy. Song, chữ VẠN mẫu (A)  nguyên là hình tướng chớ không phải là chữ, cho nên dịch là cát tường hải vân tướng, mà theo cái hình xoay về bên hữu (A)  là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật (đi vòng quanh Phật tỏ lòng tôn kính mến mộ), thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả, như mẫu (B)  là lầm.    

2. Theo “Phật học Từ Điển” của Đoàn Trung Còn:

VẠN TỰ: Svastika, chữ VẠN mẫu (B)  cũng kêu Kiết tường. Ấy là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự. Sức lành của chữ VẠN mẫu (B)  sâu rộng như biển, cao lớn như mây.

Chư Phật Thế Tôn đều có hình chữ VẠN nổi nơi ngực. Ấy là một tướng quý của các Ngài, và tóc của các Ngài cũng có hình chữ VẠN nữa. Vì chữ VẠN tiêu biểu cho các điều may mắn, phước đức, tốt lành, cho nên ở trước các ngôi chùa Phật, người ta thường thấy vẽ hình chữ ấy.

Cần chú ý là không nên viết chữ VẠN ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!

Vậy theo Đoàn Trung Còn, mẫu (B)  là đúng. Hình chữ VẠN mẫu (A) l là sai lầm. Điều này trái ngược với từ điển Thiều Chửu ở phần bên trên. Nhưng cả hai tác giả đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại. Cả hai tác giả đều không nêu ra được cái lý do xác đáng và có sức thuyết phục.

3. Theo “Từ Điển Phật Học Hán Việt” của Giáo Hội PGVN Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học (chủ biên Kim Cương Tử):

VẠN TỰ: Svastika hoặc Srivatsalaksara (thuật ngữ). Chữ VẠN có hình dáng là: VẠN mẫu (A) . Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng… Chữ VẠN mẫu (A)  là tướng chớ không phải là tự (không phải là chữ), vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng.

Thế nhưng hình dáng này vòng bên phải là VẠN mẫu (A)  tương tự như khi kính lễ Đức Phật, hoặc vòng về bên phải ba vòng, tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của Đức Phật chuyển vòng về bên phải. Tóm lại coi việc vòng về bên phải là tốt lành, cát tường. Xưa nay, có khi viết là VẠN mẫu (B)  là sai lầm.

4. Theo “Wikipedia, The Free Encyclopedia”:

Chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ VẠN là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được.

5. Theo “Từ Điển Phật Học Việt Nam” của Thích Minh Châu và Minh Chi (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991):  

“VẠN: Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.”

Như vậy, theo Hòa Thượng Thích Minh Châu và cư sĩ Minh Chi thì chữ VẠN mẫu (A)  hay mẫu (B)  đều được cả, vì sự tranh luận của hai nhóm Phật học về chiều quay của chữ VẠN không bên nào đạt được lý lẽ thuyết phục. Việc tranh cãi chiều quay của chữ VẠN, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai.

Chữ VẠN tượng trưng cho chân lý, và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Khi chúng ta hợp lại tất cả nhận thức, hợp lại tất cả kiểu dáng của tất cả sự mô tả chân lý thì may ra chúng ta mới có thể hiểu được chân lý một cách toàn vẹn đủ các mặt.

Thực ra vào đời nhà Đường, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng từng sáng tạo ra một chữ VẠN, đọc âm là Nhật. Nhưng đây chỉ là biểu tượng cho mặt trời mà thôi. Chữ ấy ngoặt sang bên trái.

Cũng có những hình chữ VẠN biểu tượng cho may mắn tốt đẹp ở phương Tây trước thế chiến thứ II (Swastikas Symbolized Good Fortune in the West before WWII.) Ngày nay hầu hết mọi người đã quên hình ảnh tốt lành mà hình chữ VẠN này đã từng có ở Bắc Mỹ từ thuở xa xưa.

Các bưu thiếp và bảng chỉ đường như ở dưới đây gợi lại những ngày tháng trước khi Hitler và cuộc tàn sát những người Do Thái của chủ nghĩa phát xít làm cho biểu tượng chữ VẠN may mắn tốt lành vô tận này có một ý nghĩa hoàn toàn khác đối với hầu hết mọi người ở thế giới phương Tây.        

Dưới đây, bên trái là hình ảnh một bưu thiếp năm 1907 thiết kế bởi E. Phillips, một nhà phát hành bưu thiếp Hoa Kỳ (1907 postcard by E. Phillips, a U.S. card publisher.)


Chữ Vạn  Image011           Chữ Vạn  Image028


Trên đây, bên phải là bảng chỉ đường trên Xa lộ tiểu bang Arizona được in hình chữ VẠN trước thế chiến thứ hai. Hình chữ VẠN được tôn kính trong một số lớn các nền văn hóa bản địa, bao gồm cả những nền văn hóa của người Navajo và Hopi ở Arizona. (Arizona State Highway markers all bore the swastika before WWII. The swastika is widely revered in a large number of Native cultures, including those of the Navajo and Hopi peoples of Arizona.)

Đừng nên nghĩ rằng, nếu chữ VẠN quay theo chiều nào đó thì nó tiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được, như cái lửa giận của ta chẳng hạn. Ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta. Chúng ta cứ để mặc cho chữ VẠN quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi. Chúng ta chỉ cần cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, đúng theo như lời một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái”.

Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, Việt Nam, nếu các phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, leo lên từng bực thang, ngẩng nhìn lên tượng Phật Bà Quan Âm, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ VẠN mẫu (A)  ở hai bên như trong bức ảnh dưới đây:


Chữ Vạn  Chua-l10


Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà ngó lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ VẠN bị xoay ngược lại như sau theo mẫu (B).    

Người ta kể lại dưới thời Pháp thuộc, năm 1941, có một câu chuyện rất buồn cười về một viên công sứ Pháp, đi từ Phủ Doãn lên đàn Nam Giao, khi ngang qua chùa Từ Đàm Huế, thấy các hình trang trí chữ VẠN xung quanh tường rào được trang trí nằm trong không gian có thể trông từ hai phía, ông ta đã nổi giận và bắt vị Trụ trì chùa phải xây phông ở phía sau để chỉ được nhìn về phía mặt chữ VẠN của Phật giáo. Như vậy vấn đề tranh luận chữ VẠN quay phải hay quay trái đã xảy ra từ lâu.

Cũng có người kể rằng Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một vị cư sĩ nổi danh thời trước, khi xây dựng chùa Từ Đàm có trạm hình chữ  卐  chân không trên cửa ra vào. Khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc Xã nên phải đổi theo phía tả  卍 . Ai dè khi vị cư sĩ vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ Vạn quay về phía hữu  卐  như trước.  Vị cư sĩ bật cười như chợt ngộ ra một công án thiền.

Như thế hình chữ VẠN quay theo chiều ngược kim đồng hồ (mẫu A) hay quay cùng chiều kim đồng hồ (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ VẠN mà thôi. Tùy theo cái “tâm”, cái “ý” của người sử dụng, đúng như lời Phật dạy trong Phẩm Song Song của Kinh Pháp Cú:


(Pháp Cú 1)

Việc làm của bản thân ta
Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu
Nói năng, hành động trước sau
Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề
Tựa như là cái bánh xe
Theo chân con vật kéo lê trên đường.


(Pháp Cú 2)

Việc làm của bản thân ta
Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu
Nói năng, hành động trước sau
Ý mà thanh tịnh: dạt dào niềm vui
Và bao hạnh phúc trên đời
Theo ta như bóng khắp nơi theo hình.


Một ký hiệu chỉ đơn thuần là một ký hiệu. Chính cái dụng ý, cái tâm của con người khiến nó khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay vị y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu được sinh mạng. Nếu nằm trong tay một kẻ gian ác thời có thể trở thành một hung khí giết người của kẻ phạm tội.    

Tuy nhiên điều đáng nói là, trong thế giới Phật giáo, cần phải nghiên cứu xem cách viết nào đúng, để đưa ra một quyết định, một sự thống nhất chung, cho mọi người tuân thủ ngõ hầu tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. Không thể chấp nhận kiểu viết theo cảm tính; chùa này viết khác, chùa kia viết khác, và nhất là những tượng Phật cùng trong một chùa, lại có hai “chữ VẠN” khác nhau.

II. Đề nghị thống nhất chữ Vạn trong Phật giáo

Trước đệ nhị thế chiến có Adolf Hitler sinh năm 1889 tại Áo quốc gần biên giới nước Đức. Nhà độc tài Phát xít Hitler cũng dùng phù hiệu chữ VẠN này cho Đảng áo nâu của mình.  Vì nuôi tham vọng thống trị cả thế giới qua chiêu bài Phát xít Đức, Ý, Nhật nên đã chọn chữ VẠN như là biểu tượng của đảng Đức Quốc xã. Chính chữ VẠN này đã được bác sĩ Fridrich Krohn phác họa.


Chữ Vạn  Captur10


Biểu tượng Phát xít của Hitler là “chữ VẠN” màu đen, thường được vẽ nghiêng một góc 45 độ trong một vòng tròn màu trắng, và được mọi người gọi là “dấu thập ngoặc” (croix brisée). Đó là viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội). Chữ VẠN màu đen, tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc.


Chữ Vạn  Chu-va10              Chữ Vạn  Image029

 
Chữ VẠN nằm nghiêng, màu đen của Hitler không thể nào có thể đem so sánh với chữ VẠN của Phật giáo màu sắc tươi sáng cho được. Một bên là trời cao xanh mướt, thanh cao thánh thiện, tượng trưng cho công đức và lòng từ bi vô hạn. Còn một bên thì thăm thẳm mù đen tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc, tội lỗi đau thương, khát máu và vô nhân tính. Cũng vì sự tối tăm đó nên giấc mộng Đồ vương của Hitler biến thành mây khói và đưa đến cái chết cho hàng triệu người vô tội và dĩ nhiên cũng kết liễu cuộc đời của chính kẻ bạo chúa.

Tuy thế người ta cũng thấy có lúc chữ VẠN của Hitler không nghiêng một góc 45 độ mà lại giống y hệt như hình chữ VẠN mẫu (A) 卐 đã nêu ở trên.


Chữ Vạn  Image030               Chữ Vạn  Image031


Vậy trở lại vấn đề về chữ VẠN, có lẽ không cần bàn cãi thêm là xoay chiều này hay chiều kia mới là “đúng” hay “sai” nữa. Chỉ cần nhấn mạnh đến 2 điểm:

1. Một là cần sự thống nhất chung ngõ hầu tạo tính thuần nhất. Chữ VẠN của Phật giáo ở khắp nơi đều giống nhau.

2. Hai là tránh sự liên tưởng xấu xa và có thể gây hiểu lầm với chữ VẠN 卐 của Hitler.            

Chúng tôi mạo muội đưa ra một đề nghị là nên thống nhất theo chữ VẠN theo mẫu (B) 卍 ở trên. Cái nhìn vào chữ VẠN khi đó sẽ không khác biệt nếu điêu khắc trên ngực các pho tượng Phật, minh họa trên các tranh ảnh và tài liệu báo chí, sách vở in ấn.



Chữ Vạn  Image012     Chữ Vạn  Image032     Chữ Vạn  Image033



Trong các trường hợp khác thì không nên để “trống không” sau hình chữ VẠN này mà nên luôn để một vật che chắn làm nền sau lưng chữ VẠN như thế thì tránh sự hiểu lầm cho người đứng nhìn từ phía sau.  
     

Chữ Vạn  Image034                Chữ Vạn  Image035



Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Ni giới Khất Sĩ)

Về Đầu Trang Go down
tâm an



Tổng số bài gửi : 903
Registration date : 12/04/2012

Chữ Vạn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ Vạn    Chữ Vạn  I_icon13Fri 28 Jan 2022, 11:54

Dạ em xin cám ơn Tỷ Trà Mi nhiều lắm 🌹🌹❤️
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chữ Vạn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ Vạn    Chữ Vạn  I_icon13Mon 31 Jan 2022, 08:57

tâm an đã viết:
Dạ em xin cám ơn Tỷ Trà Mi nhiều lắm 🌹🌹❤️

có người đọc là đỡ tủi rùi, vui nhen TA :bong:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chữ Vạn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chữ Vạn    Chữ Vạn  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chữ Vạn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Chuyện lạ bốn phương, Khám phá-