Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Today at 10:51

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:08

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Today at 00:04

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:14

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 14:33

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Fri 10 May 2024, 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Quê hương đẹp đến lạ thường!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Thu 03 Nov 2011, 22:52



Quê hương đẹp đến lạ thường



- Mặt trời thức dậy, khung cảnh bắt đầu một ngày mới ở những vùng quê thật đẹp. Ngắm những bức ảnh, người ta chợt nao lòng nhớ đến quê hương. Nhìn ngắm những khung hình mà thấy lòng nhẹ nhõm, yên bình đến lạ lẫm.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh

Nhiếp ảnh gia Jeffry Suriantou là người Indonesia chuyên chụp ảnh phong cảnh. Ông đang sống và làm việc tại Jakarta. Những bức ảnh của ông khắc họa cuộc sống đời thường, mộc mạc, nhưng đẹp đến bất ngờ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh1


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh2
Chú bé cưỡi trâu, các mẹ, các chị đi chợ sớm, người đánh cá đêm trở về nhà sau một đêm vất vả… Ông thu vào ống kính những con người ấy, cảnh vật ấy, hơi thở cuộc sống ấy... ở nhiều vùng quê khác nhau của Indonesia và một số nước Đông Nam Á.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh3


Dường như, đây cũng là những hình ảnh rất đỗi thân quen ở làng quê Việt Nam. Chính vì vậy, khi ngắm những khoảnh khắc này, chắc hẳn, bạn sẽ có cảm rất thân thuộc!

Nhật Hạ
Theo Designwan

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 QH4

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh9

Đường Về Quê Hương


Đến bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều hoang
Đường mòn quanh co ôm chân hàng tre thắm, nghe gió chiều nhẹ đưa
Đến bao giờ ta được nhìn ta, ta được nhìn ta trong niềm vui phố xưa
Cô em đôi mắt ướt mang sầu chia ly ra mừng đón anh về

Quê hương ơi, Việt Nam nước tôi, tôi mong ngày về từng phút người ơi
Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi, cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời
Bây giờ mình đã đôi nơi, bây giờ buồn lắm người ơi
Thương cho ai chờ mong héo hắt, nhắc qua để rồi đêm xuống ngậm ngùi
Mấy năm rồi tưởng chừng ngày qua, đêm nằm nhớ nhà, nhớ thương từng bạn xa
Bạn vào rừng sâu, hay ra vùng sỏi đá, thương tiếc một thời qua
Nếu mai này muôn lòng nở hoa, ta lìa đất mới trong niềm vui chứa chan
Quê hương yêu dấu với con đường thênh thang tưng bừng đón ta về

Lam Phương :hoa:

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh7

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh5

Hồn Quê


Em theo anh qua những cánh đồng thơm lúa Việt Nam
Nơi bao năm xa cách tưởng chừng hôm nay lớn dần
Lòng buồn vời vợi xa xôi
Gợi lại kỷ niệm khôn nguôi
Thương khói lam ban chiều và mái tranh thuở còn nằm nôi

Cây me che bóng mát mỗi chiều ta đứng chờ nhau
Dư âm xưa như ngỡ sống lại bên giây phút đầu
Lời nào ngọt ngào cho nhau
Tình nào hò hẹn mai sau
Thôi hãy xem như cuộc đời ngủ quên chìm vào lắng sâu

Những năm tháng xa rời bạn bè
Nhớ thương quá cây phượng ngày hè
Mùa nước lên điên điển trổ bông
Bao nhiêu buồn vui ôm trọn vào lòng
Lục bình trôi níu dòng đời trôi
Giọt lệ rơi thắm mặn bờ môi
Uống chung nhau chén tình ngất trào để quên thương đau.

Quê hương em con gái áo bà ba gánh mạ non
Câu ca dao trên lúa bốn ngàn năm hơn vẫn còn
Còn ruộng đồng còn thơm rơm
Đường về nhà càng vui hơn
Ta hãy đong cho thật tràn
Chén tình đậm đà mến thương.

Thanh Sơn :hoa:


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh10


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh8

Đoản Khúc Quê Hương

Gió xuân mơn mởn, nắng non tơ
Áo mới đường xuân ai đứng chờ
Nụ cười thấy thoáng sau vành nón
Cái tà áo tím khéo vẫn vơ!
Chân trời mây trắng cánh cò chao
Lúa chín vàng ươm hương ngọt ngào
Bóng nhỏ lại về trong đáy mắt
Nắng về rắc hạt gió lao xao.
Cuối rặng trâm bầu dáng khẳng khiu
Chú bé chăn trâu chẳng thả diều
Cứ ngóng mặt trời : "Sao chậm thế!
Cơm chiều mẹ nói cá kho tiêu"
Nắng trưa nung hạt lúa vàng
Đồng Xa rưng lửa mơ màng ngủ say
Tim tôi ôm những mảnh đời
Mắt tôi ôm cả khung trời quê hương.

Hoài Văn :hoa:


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh6
:hoa:


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Fri 04 Nov 2011, 05:12

Lữ Hoài đã viết:


Quê hương đẹp đến lạ thường




Nhiếp ảnh gia Jeffry Suriantou là người Indonesia chuyên chụp ảnh phong cảnh. Ông đang sống và làm việc tại Jakarta. Những bức ảnh của ông khắc họa cuộc sống đời thường, mộc mạc, nhưng đẹp đến bất ngờ.
Chú bé cưỡi trâu, các mẹ, các chị đi chợ sớm, người đánh cá đêm trở về nhà sau một đêm vất vả… Ông thu vào ống kính những con người ấy, cảnh vật ấy, hơi thở cuộc sống ấy... ở nhiều vùng quê khác nhau của Indonesia và một số nước Đông Nam Á.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh3
...

Dường như, đây cũng là những hình ảnh rất đỗi thân quen ở làng quê Việt Nam. Chính vì vậy, khi ngắm những khoảnh khắc này, chắc hẳn, bạn sẽ có cảm rất thân thuộc!

Nhật Hạ
Theo Designwan

:hoa:



Đúng là đẹp không ngờ được, chỉ là những gì giản dị mộc mạc, mà đẹp... đẹp lạ thường.
Nhưng TM có cảm giác đây là hình ảnh của đất nước Indonesia hơn là VN.
Trên chiếc áo đỏ của thằng bé thả diều có hàng chữ Indonesia, và con diều cũng không giống như những con diều quen thuộc ở làng quê mình.
Những chiếc lá tre mọc khít hơn lá tre đồng quê VN...
Anyway, dù là nơi đâu, những tấm hình này cũng gợi lại thời thơ ấu của TM chạy nhảy trên cánh đồng ruộng làng quê, thả diều, bắt dế...
Thank LH very much for sharing these pictures ... so beautiful :-bd

:hoa:

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Fri 04 Nov 2011, 13:21

Trà Mi đã viết:
Lữ Hoài đã viết:


Quê hương đẹp đến lạ thường




Nhiếp ảnh gia Jeffry Suriantou là người Indonesia chuyên chụp ảnh phong cảnh. Ông đang sống và làm việc tại Jakarta. Những bức ảnh của ông khắc họa cuộc sống đời thường, mộc mạc, nhưng đẹp đến bất ngờ.
Chú bé cưỡi trâu, các mẹ, các chị đi chợ sớm, người đánh cá đêm trở về nhà sau một đêm vất vả… Ông thu vào ống kính những con người ấy, cảnh vật ấy, hơi thở cuộc sống ấy... ở nhiều vùng quê khác nhau của Indonesia và một số nước Đông Nam Á.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Qh3
...

Dường như, đây cũng là những hình ảnh rất đỗi thân quen ở làng quê Việt Nam. Chính vì vậy, khi ngắm những khoảnh khắc này, chắc hẳn, bạn sẽ có cảm rất thân thuộc!

Nhật Hạ
Theo Designswan

:hoa:



Đúng là đẹp không ngờ được, chỉ là những gì giản dị mộc mạc, mà đẹp... đẹp lạ thường.
Nhưng TM có cảm giác đây là hình ảnh của đất nước Indonesia hơn là VN.
Trên chiếc áo đỏ của thằng bé thả diều có hàng chữ Indonesia, và con diều cũng không giống như những con diều quen thuộc ở làng quê mình.
Những chiếc lá tre mọc khít hơn lá tre đồng quê VN...
Anyway, dù là nơi đâu, những tấm hình này cũng gợi lại thời thơ ấu của TM chạy nhảy trên cánh đồng ruộng làng quê, thả diều, bắt dế...
Thank LH very much for sharing these pictures ... so beautiful :-bd

:hoa:


Ráng chờ chút nha, để LH hỏi Jeffry xác nhận cho chắc ăn há TM. I will be back on this fact okie dear :nhay:

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Indokid
Nhìn tấm này thì thấy rõ là đá gà Indo hén.
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 QH4
Nếu TM xem bức này thì thấy cậu bé mặc áo Indonesia đứng với người đàn ông chăn dê thì có vẻ là người VN qua cách ăn mặc,
LH đi Bali - Indo không có thấy ông nào phục sức kiểu này hết.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Dieu-1
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Tretho

Diều thì bây giờ ở VN đa dạng phong phú lắm TH , mỗi lần có colleagues về Vn là LH nhờ mua diều dùm cho vì đẹp và đủ kiểu chứ không như hồi xưa LH ra bụi re sau vườn tự vót tre mà làm diều lấy cơm nguội dán hình con thoi rất đơn sơ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Thadiu
Trên thế giới có cả ngàn loại tre thì VN mình có một phần ba của tổng số các giống tre đó TM.

Từ năm 2000 là có gần triệu rưỡi hecta rừng thì đã gần 15% của số đó là rừng tre , nứa, tầm vông, la ngà, lồ ô ,trúc xanh trúc vàng…. từ Bắc chí Nam
những dải rừng tre xanh bát ngát mà dân miền sông nước hay làm cầu khỉ , nên có câu hò :
ví dầu cầu ván đóng đinh,
cầu tre lắc lẽo gập ghền khó đi,
khó di mẹ dắt con đi,
con đi trường học mẹ đi trường đời….


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Tre
Lh rất thích tre, vì tất cả những hình ảnh và ý nghĩa của tre gợi lên nhiều màu sắc quê hương VN.
Không biết TM hay ai có nghe câu đố vui này chưa: Con đống khố, Bố cỡi truồng là măng với tre đó...
hì hì hỗng phải Bố này đâu nghe! :cuoi1:

Tre…là một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống cho sự dẻo dai, chắc khỏe.
Tính chất nổi bật trong tre nhất vẫn sẽ là chịu đựng,
càng bị uốn cong tre sức bật của tre sẽ càng mảnh liệt và dữ dội hơn.
Đó là phẩm chất tốt mà ta cần noi theo từ tre:

Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh


Ở Nhật, cùng với thông và mận, tre là một trong ba cây báo điềm lành.
Trước hết nó là một trong những yếu tố chính của hội họa đời Tống,
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiền Phật giáo.
Vẽ tre không chỉ là một nghệ thuật: còn là rèn luyện tinh thần.
Dáng thẳng tắp chẳng có gì so sánh nổi, thế phóng lên trời tuyệt vời, rỗng đốt – sự trống rỗng của trái tim – với Phật giáo, thậm chí với Đạo giáo, là biểu tượng của các đặc tính và mục đích của việc tu luyện. Cũng không nên quên sức gợi của tiếng tre kẽo kẹt, một vài bậc hiền minh coi là tiếng hiệu của sự thông tuệ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mng

Đồng thời cây tre là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời.
Trong phong thuỷ, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc

hì hì hì …ai thích giàu sang phú quý nên trồng tre hay treo tranh tre ở cửa hàng hoặc trong nhà cho phát tài phát lộc đi há… để bà con còn hưởng lộc …ké với! Laughing


hm... nghe TM còn nói tới chiện bắt dế làm nhớ quê dễ sợ!

Một ngày vui nhe TM! :mim:


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Sat 05 Nov 2011, 10:51



Những ĐỒNG TIỀN xa xưa...
Giá trị cũ...và một thời để nhớ!



Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D11
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D13

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D15


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D14
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D12


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D51
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D10
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D101


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D202
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D201


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D20


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D501

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D50

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D100

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D1001


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D2001

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D500

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5002

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5001

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5003
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5004


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D1000
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D10001

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D10002


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D5000
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D50002


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 D10000

St :hoa:

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Sun 06 Nov 2011, 05:14

oh, hình mấy đồng tiền này hay quá :-bd
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Sông Nước Phù Sa....   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Mon 07 Nov 2011, 13:10



Miền Tây vào mùa nước nổi


Miền Tây không có mùa lũ lụt, chỉ có mùa nước nổi. Hàng năm vào tháng 9 đến tháng 11, nước dâng cao hàng centimet mỗi ngày.
Nứơc lên từ từ, có thể ngập nhà, đôi khi đến nóc, nhưng mùa nước nổi là mùa thiên nhiên ban tặng cho dân miền tây.
Trong mùa nước nổi cá tôm đầy ắp, rửa sạch phèn chua, sau mùa nước lên phù sa tràn ruộng, cho mùa lúa bội thu.
Năm nay nghe tin mùa nước về đến sớm từ giữa tháng 8, tôi tranh thủ ngày nghỉ đi miền Tây, đi Châu Đôc rồi qua Đồng tháp.
Tôi và anh bạn @gatgu đi vào các vườn chim để chụp những loài chim nước, nhưng cũng không quên ghi một số cảnh thiên nhiên đời thường.
Nước vừa lên đồng nên chưa có canh giăng vó, quăng chài, cuối tháng 10 khi nước bắt đầy rút, những con cá com tom nhỏ theo dòng nước vào ruộng ăn giờ lớn béo theo dòng ra sông,
lúc đó hoạt động đánh bắt mới sôi nổi. Nhưng lúc nào các vườn chim lại rộn ràng tấp nập các loài chim nước về, và đã vào mùa sinh sản. Xin chia sẻ một số ảnh mới chụp, mong các bạn ảnh có ảnh mùa nước nổi cũng cùng chia sẻ với cộng đồng



Buổi sáng trên cánh đồng đầu sông Trà Sư
Ánh dương chói lọi vùng nước nổi
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt44


Hoàng hôn bên đê sông Tha La
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt50


Nước về làm hoa tràm nở rộ
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt49

Bông điên điển vài nơi cũng nở sớm theo con nước lên
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt48


Nàng Điên Điển ngơ ngác
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt47

Chim Trà Sư không sợ người như ở Tam Nông
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt46

Đàn Giang Sen nghỉ ngơi sau một ngày tìm mồi vất vả
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt45


Sinh cảnh một góc Trà Sư mùa nước nổi….
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt43



Đồng lũ trong nắng Đồng Tháp
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt41

Hoa thủy-sinh
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt39


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt38

Cũng có vài tấm Hoa Thủy Sinh
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt40

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt9



Mùa nước nổi cá tôm con lên đồng. Đặt lợp bắt cá, còn đàn vịt cũng ăn theo.
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt37

"Cánh đồng" lúa trời mênh mông
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt36

Đúng thế bạn ạ !! bất ngờ khi đi vào rừng Tràm Chim ( khoa-học thế-giới Unesco đặt tên cho là Wet-Land ) thì hiện ra mênh-mông lúa ... trời , đây là loại lúa mọc hoang ( giá được mua là 200.000 đ/kg __ ăn vào trường-sinh bất lão ??...)
Thỉnh-thoảng cũng thấy 1,2 gia-đình chống xuồng vào đây đặt lợp Bạt ngàn là cỏ năng , lúa trời ....

Lúa trời thay cho tên gọi lúa ma cho nó hợp tình hơn. Lúa trời có hạt với râu dài và nhọn, ăn thơm và dẻo,
dĩ nhiên là siêu sạch rồi. Vào cuối vụ nước , lúa chín (các hạt chín không đồng loạt),
người ta bơi xuồng, dùng 2 chà đập gom vào xuồng. Hạt rơi vào xuồng, một ngày có thể thu hoạch của trời vài ký thóc ,
bán tại chổ gần 200 ngàn đồng/ký.
Thu hoạch lúa trời phải đi từ lúc trời còn sương, vì sương tan thì các hạt chín sẽ tự rơi xuống bùn,
ắm sâu xuống đợi mùa nước nổi năm sau sẽ vươn mầm lên cho mùa lúa mới.


Một số ảnh rừng tràm và sinh cảnh mùa ngập nước.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt35


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt34

Mùa nước nổi mênh mông trắng đồng ... phù sa đến
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt26


Có con trích cồ nhổ cỏ xây tổ đẻ trứng 26
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 MT32
Có ông lão nông áo đỏ vác cuốc băng đồng ... Có mấy đứa nhỏ nghịch nước

Bên ngoài đê bao, nước tràn lai láng, bên trong vẫn còn vụ muộn xanh mơn mởn.
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt30


Hoàng-hôn đồng lũ nhìn thoáng tưởng như bãi biển Nha-Trang ....
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt29


Xa kia là Núi Cấm nơi các thầy đạo-sĩ tu-ẩn trong cốc
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt28


Người đi đặt lợp trong Đồng Tháp Mười
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt25

Những người đi câu buổi sáng
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt23
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt22


Đi chợ về ngang con kinh
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt21


Lũ nhóc đi chơi lũ
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt19

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt4
Người lớn đi kiếm cái ăn
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt16


Bơi xuồng vào rặng tràm
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt17

Vào thăm "đồng cá"
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt15


Giang Sen theo mùa nước đã về
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt11

Hoa Súng
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt42


Ở Trà Sư có loài dơi quạ, gatgu chụp hình và quay phim rất đẹp.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt7

Thay đổi không khí đưa ảnh Lục Phúc lên chọc cho gatgu xuất chiêu.
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt8

Mùa nước tràn đồng-Xuồng là xe đạp cho vùng ngập nước.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt5



Cửu Phúc
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt2

Nhan Ốc -Cò Ốc
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Mt


Theo vnphoto :hoa:






Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Mon 07 Nov 2011, 13:14

Shiroi đã viết:
oh, hình mấy đồng tiền này hay quá :-bd

hm, LH nhớ hồi đó thích nhất là được thầy mẹ lì xì cho 2 tờ con cọp đỏ... được một ngàn là ngon lành lắm, vậy mà lại thấy mê hơn 1 tời con voi mới tức cười chứ! :mim:

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Tue 08 Nov 2011, 04:12

Lữ Hoài đã viết:
Shiroi đã viết:
oh, hình mấy đồng tiền này hay quá :-bd

hm, LH nhớ hồi đó thích nhất là được thầy mẹ lì xì cho 2 tờ con cọp đỏ... được một ngàn là ngon lành lắm, vậy mà lại thấy mê hơn 1 tời con voi mới tức cười chứ! :mim:

Tờ con cọp màu sắc tươi và đẹp quá mà. Mà tờ con voi hay tờ con cọp nói thiệt, Shiroi chưa có thấy bao giờ hết, Shiroi chỉ nhớ có thấy tờ đỏ đỏ hồng hồng 20 đồng á.
1 đồng thì chỉ thấy 1 đồng bạc cắc, không nhớ có thấy đồng giấy. Embarassed
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thương giọng nói quê nhà   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Wed 09 Nov 2011, 22:11


Giọng nói và hình ảnh xa xưa



GIỌNG NGƯỜI HÀ NỘI


Lai lịch tiếng kinh kỳ

Nếu coi ngôn ngữ là sản phẩm, phương tiện của văn hóa, chắc hẳn phải ngược dòng lịch sử mấy nghìn năm, tìm tới tiếng nói của những cư dân đầu tiên với nền văn minh lúa nước trên mảnh đất ven sông Cái này. Tiếp đến là lúc cái làng nhỏ nhoi trở thành quận Tống Bình của một thời mực đen in lịch sử. Rồi lúc Lý Công Uẩn định đô, đặt tên đất Thăng Long, tới khi kinh sư thành phủ Trung Đô với hai huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương. Sau đó, cải tên thành Phụng Thiên, hai huyện chia thành 36 phường cho tới ngày nay. Trải mấy nghìn năm, Kinh kỳ hấp thụ tinh hoa tứ xứ. Văn hiến Thăng Long xây trên nền hội tụ và chắt lọc, lời ăn, tiếng nói cũng vậy.

Tiếng Hà Nội không giống các địa phương khác, thường được phát triển từ một làng, xã hay phường thợ, cũng không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa hay từ một nơi nào đó mang tới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên với ngôn ngữ cộng đồng cư dân Hà Nội. Đó là cư dân bản địa cùng kẻ sĩ, nghệ nhân, thương gia, thợ thuyền, binh lính mọi nơi đổ về, qua nhiều đời sinh cơ lập nghiệp; có lẽ nhiều nhất là từ Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam... Thế là tiếng Hà Nội được đúc lên từ cái nền phương ngữ miền bắc mà vài ba thế kỷ trước, người ta vẫn gọi "Đàng Ngoài". Tiếng nói cũng như rất nhiều thứ khác, từ mọi vùng miền nước Việt tụ về, đã được "Hà Nội hóa" thâu nạp những gì chắt lọc, tinh túy nhất rồi lại lan tỏa khắp nơi, mang mầu sắc, hương vị và phong cách riêng Hà Nội, thường đẹp hơn, hay hơn. Đấy có thể là quy luật hội tụ - kết tinh và lan tỏa" đến với mọi tài sản của Hà Nội, như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu.

Thêm nữa, vùng lưu vực sông Hồng từ mấy nghìn năm là cái nôi dân tộc, nơi phát tích của rất nhiều phương diện. Đất kinh kỳ trải bao sự kiện văn hóa lớn lao; xây Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên, dựng Quốc Tử Giám, lập Giảng Võ Đường, Quốc Học Viện, rồi Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký, Lê Thánh Tông lập hội Tao Đàn... Hồn núi sông đọng vào để từ ngữ dồi dào, diễn đạt mạch lạc, tinh tế, phát âm chuẩn mực hơn. Vậy nên có nhà văn đã thốt lên "... từ ngữ Hà Nội thật phong phú, uyển chuyển và giàu có".

Quanh quanh "cái giọng" Hà thành...
Giọng Hà Nội là điển hình của các tỉnh lưu vực sông Hồng, song cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại và tròn vành rõ chữ hơn. Nhưng có lẽ nét đặc sắc mang lại sự hấp dẫn và quyến rũ chính là hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc, trầm bổng, uyển chuyển và cách uốn giọng ngọt ngào, độc đáo đậm chất kinh kỳ. Cách ấy nhiều người gọi là "làm dáng". Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết: "Một hiện tượng phổ biến trong nhiều nước là nhân dân thủ đô và các thành phố lớn, kể cả ở nước ta, có một cách nói "làm dáng" trong cách nói. Mà ở Hà Nội người ta gọi lối nói "làm dáng" khác người "lục tỉnh" nói chung chiếm đa số trong dân tộc. Cho nên cách phát âm chuẩn mực thường quy định theo danh nghĩa thủ đô nhưng thực tế không đúng thủ đô, mà ở một vùng lân cận...". Nhà văn Tô Hoài nghĩ khác "người Hà Nội thật Hà Nội không biết thế nào là "làm dáng" trong cách nói - mà ở Hà Nội người ta gọi lối nói "làm dáng" như thế là nói "sửa giọng". Nói "sửa giọng" chỉ là cách nói của những người địa phương khác muốn bắt chước tiếng Kẻ Chợ, mà khi người nào đã ăn nước Hà Nội lâu, nói được thuần rồi (có khi tới đời con cháu) thì không bao giờ người Hà Nội lại tự cho mình là nói sửa giọng hay nói làm dáng".

Chuyện đúng, sai chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết chính dân Kẻ Chợ không tách bạch được các âm tố: tr - ch, s - x, d - gi - r; chẳng biết có phải vì từ lâu đã biết khắc phục chỗ chưa hợp lý, gây trở ngại trong phát âm hay vì do nói tự nhiên quen nếp. Có điều, người ta nói như vậy chứ viết không sai chính tả. Còn ai đó phát âm "chuẩn" quá, ra đường, dễ bị gọi là "quê".

Trong cuộc sống hằng ngày, tiếng nói cũng vận động như con người, tiếng mới phát sinh, tiếng cũ đổi nghĩa hoặc tàn lụi. Một điều đáng nói nữa là ngôn ngữ của người Hà Nội đích thực không có tiếng tục như cửa miệng những anh ăn nói bừa bãi. Hiện tượng này, chỉ tồn tại trong một hoàn cảnh nhất thời nhưng sẽ mất dần cùng quá trình chắt lọc tự nhiên.


Trong lòng tiếng Việt

Thăng Long văn hiến nghìn đời, muôn phương tụ hội, vạn nẻo giao lưu nên ngôn ngữ không ngừng phát triển, lại lọc được cái tinh, tạo ra tiếng Hà Nội xứng đáng với vai trò trung tâm của mọi giao tiếp. Hơn nữa, tiếng Hà Nội đã hội tụ được nhiều yếu tố phù hợp với cái nền chung ngôn ngữ nên có thể trở thành tiêu biểu cho phương ngữ bắc và tiếng Việt nói chung.

Về ngữ âm, tiếng Hà Nội ngày nay là kết quả quá trình phát triển theo quy luật nội tại của nó, nhưng cũng là thành quả của sự giao lưu với các phương ngữ khác, kể cả tiếng nước ngoài. Khi bộ chữ quốc ngữ được xây dựng dựa vào những phương ngữ này, lập tức nó có tính phổ biến và sức lan tỏa. Hơn nữa, có sự chắt lọc nên hệ thống ngữ âm chứa đựng những yếu tố mang đặc trưng phổ biến mà không tồn tại những yếu tố thổ ngữ hay phương ngữ hẹp. Nhận định về tiếng Hà Nội, một nhà nghiên cứu viết: "Có tính đặc biệt, có tính chắt lọc rất cao và tính ổn định khá vững chắc, nhưng không bảo thủ trước sự nảy sinh những yếu tố mới".

Về từ vựng, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu rộng rãi và dài lâu, vốn từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ Hà Nội ngày một phong phú hơn. Ví như từ ăn chẳng hạn, những "ăn đứt", "ăn chặn", "ăn cánh" hẳn mới rầm rộ vào nửa cuối thế kỷ. Xã hội phát triển kéo theo tư duy con người và đòi hỏi những từ cần thiết trong giao tiếp. Thuật ngữ khoa học kỹ thuật và liên tiếp những khái niệm mới hiện là "vấn đề" với ai đang ngại ngần nói: "Đa dạng sinh học", "phát triển bền vững"...

Về ngữ pháp và cách diễn đạt, có thể thấy rõ tính phổ biến, hay khác đi là tính thống nhất của tiếng Việt trên cơ sở phương ngữ bắc mà tiếng Hà Nội là tiêu biểu. Người ta thường gặp hai cách nói: "Đưa cho tôi 10 nghìn nữa đi", "Còn thiếu 10 nghìn nữa thôi". Hay "Mời anh uống nước ạ", "Sao anh không uống nước đi ạ"... ở đây đã có sự phân liệt phạm vi sử dụng của cách nói và giá trị văn hóa trong giao tiếp ngôn từ.

Giọng Hà Nội gần đây nghe không còn nhẹ nhàng ấm áp và dần cũng trở nên hiện đại hơn, cứng cỏi hơn. Qua Pháp, vô tình thăm một gia đình di cư từ những năm 1954, họ vẫn sử dụng giọng Hà Nội từ những năm đó. Các cụ truyền khẩu dạy cho con cháu. Cũng là giọng Hà Nội thật đấy mà nghe sao thấy là lạ quen quen như mình đang ở nhà ông bà ngày xưa. Vậy là giọng Hà Nội vẫn dẻo dai tồn tại giữa thủ đô nước Pháp. Tiếng Mợ phát âm nhẹ dài nghe như hơi có âm gió của từ Mự lẩn khuất bên trong giúp cho tiếng Hà Nội ngày xưa nghe thật truyền cảm nhẹ nhàng. Tiếng Mẹ phát âm của người Hà Nội bây giờ dù không còn thêm hơi gió nhưng vẫn không lẫn được với tiếng gọi mẹ từ giọng các vùng miền khác. Ngôn từ để chỉ đấng sinh thành ra mình sau gần 50 năm đổi từ âm Mợ ra âm Mẹ mà cắt đi chút gió thoảng của tiếng Mự. Biết đâu với ngôn ngữ chat chít của thế hệ 9x hiện nay, 50 năm sau từ Mẹ cao quý cũng lại bị cắt gọt chỉ còn một chữ M cô độc. Nếu chuyện đó xảy ra thì thật đáng thương và tội nghiệp cho giọng Hà Nội.

Ngôn ngữ của người Hà Nội cũng dần biến mất một số từ, một số cách nói, vì những người sống ở Hà Nội chọn được cách diễn đạt khác tiện hơn. Sẽ là “Hôm nào rảnh đến nhà chơi nhá” cùng một cái bắt tay lắc giật bỗ bã. Không còn thấy cảnh nhẹ nhàng tiễn khách với hai bàn tay nắm hờ, với dáng lưng hơi chùng xuống, kèm câu “Kính bác lại nhà ạ” được chủ nhà nói khẽ khàng khi tiễn khách với thái độ trân trọng. Một câu nói tiễn khuôn sáo cùng với ánh mắt hướng dõi theo khách. Đợi cho tới khi người khách đã khuất nơi ngả rẽ, chủ nhân mới chậm rãi quay vào nhà.

Tôi vẫn tiêng tiếc chữ “xơi cơm” trong các bữa ăn gia đình của người Hà Nội gần đây bị chữ “ăn cơm” tiện lợi đơn giản hiện đại hơn thay thế. Cũng đúng thôi phải không các bạn? Ai lại có thể xơi lẩu được trên vỉa hè Phùng Hưng mà phải là ăn lẩu mới đúng điệu. Tôi không nói từ ăn là thô, là phô nhưng “xơi cơm” những tưởng loại bỏ được hơi hướng phàm tục có trong từ ăn. Người Hà Nội xưa trân trọng mời nhau đến nhà “dùng cơm” chứ không mời đến “ăn cơm”. Ngày nay cũng không ít gia đình Hà Nội lưu lại ngôn ngữ bị coi là cổ điển đó.

Nếu đâu đó có nói người Hà Nội nói tiếng Việt không chuẩn thì cũng phải chịu thôi. Nếu biết rung lưỡi lên khi nói những âm R,TR,S thì tôi có thể tin chắc chủ nhân của những phát âm ấy không phải là người Hà Nội. Với tôi, khiếm khuyết này như chiếc răng mọc lẫy trên một khuôn mặt dễ thương của người con gái Hà Nội. Chiếc răng khểnh sẽ chỉ làm rực rỡ hơn cho nụ cười trên khuôn mặt dễ thương kia mà thôi.



Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN1
Quốc Tự Giám

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN5e2809cmetropolee2809d-khong-phe1baa3i-la-khach-se1baa1n-ra-de1bb9di-se1bb9bm-nhe1baa5t-nhc6b0ng-che1baafc-che1baafn-la-khach-se1baa1n-co-
“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn6
“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân
Thức gì cũng có xa gần bán mua”

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn7
Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn8
Những nhịp cầu rất đặc trưng in trên nền trời giúp chúng ta dễ dàng định vị được con đường được chụp trên tấmảnh này. Người Pháp gọi chung con đường chạy dọc bờ sông Hồng này là “Quai de Commerce” (Kè Thương mại). Hãy để ý lúc này chưa có đê dọc Sông Hồng


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn8hang-dao
Phố hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủđể giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN9-1
Mã Mây xưa kia là 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc
Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng trú quân tại đây.



Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN9
Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từđó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.
Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay và được khánh thành ngày 23/12/1887, một ngày trước dịp Thiên Chúa giáng sinh.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN10
Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấmhình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh và được một khách hàng sử dụng.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN11
Cầu Doumer, nay gọi là Cầu Long Biên khai thông từ năm 1902. Nhưng thưở đầu, mối quan tâm của nhà đầu tưchưa phải ưu tiên giành cho Hà Nội mà tuyến đường sắt chạy từ Cảng Hải Phòng chỉ vượt con Sông Cái (hay Sông Hồng) để đi thẳng lên Vân Nam xâm nhập vào thị trường vùng Tây Nam của cái quốc gia khổng lồ mà tất cả các đếquốc Âu Tây đang mong ước đựợc dự “bữa cỗ Trung Hoa”.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN12
Tại Hotel Grand Café đã có những buổi chiếu bóng đầu tiên rồi dần dần mới ra rạp chuyên cinéma.Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920.Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn13
Năm 1918, Trường nữ Sư phạm Hà Nội được thành lập, lúc đầu học ở Hàng Vôi sau chuyển ra Lò Đúc. Năm 1925, trường đổi thành Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phốTrần Phú). Địa điểm này bị Tây lấy làm Trường Nữ Trung học Pháp, đổi lại cho xây Trường Nữ Trung học Việt Namở phố Hàng Bài.Nay là trường THCS Trưng Vương

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn14
Tại ngã sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công trình xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.
Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.
Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có lẽ do trục đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổlà nơi đóng binh và đầu não bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi đây là “tháp nước Hàng Đậu”.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hno-quan-chuong-1926
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” ( Phốchiếu cói)

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HNpho-hang-chieu
“Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn15
Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn16
Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.
Toà nhà do kiến trúc sư Bussy thiết kế . Còn cuộc Đấu xảo năm 1902 được khánh thành vào ngày 16-11-1902.Toà kiến trúc đã biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh (Mỹ) vào thời kỳ phát xít Nhật đang chiếm đóng nước ta trong thời Đê nhị Thế chiến. Hai bức tượng đồng là phần duy nhất không bị bom đạn huỷ hoại
Các cuộc “đấu xảo” được tổ chức tại Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX, nhưng cuộc “Đấu Xảo-1902” được coi là đặc săc nhất không chỉ là sự kiện diễn ra vào đầu thế kỷ mới (XX) mà năm đó còn diễn ra một sự kiên trọng đại là khánh thành chiếc cầu thép khổng lồ bắc qua sông Hồng nối đường xe lửa từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lên phía bắc để tới vùng Vân Nam của Trung Quốc

Hà Nội 36 Phố phường

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 HN3

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn4Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Hn2



Giọng người Sài Gòn




Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...


Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.



Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.



Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nè, chú em…”

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu ” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.



Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

LQT




Những tấm ảnh cho thấy sự giàu sang của thành phố Sài Gòn xưa.
Trong khi các quốc gia Châu Á khác còn như một vùng "đầm lầy"
thì Sài Gòn nổi lên như một hòn ngọc của Viễn Đông.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SG1
Mặt trước chợ Bến Thành. Ngôi chợ biểu tượng Sài Gòn này được xây dựng từ năm 1912 đến 1914 và được gọi là chợ Mới, thay thế cho chợ Cũ từ trước thời Pháp chiếm thành Gia Định ở vị trí ngã ba rạch Bến Nghé, chỗ ngân hàng nhà nước bây giờ (là chỗ bến sông nơi khách vãng lai, quân nhân… vào thành Quy (thành Bát Quái) – xuất xứ của tên Bến Thành).

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SG2
Nhà hát thành phố. Toà nhà này được xây dựng từ năm 1898 đến 1900

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SG4
Bảo tàng viện SG. Toà nhà xây dựng từ năm 1885 đến 1890 này vốn để trưng bày các sản vật Nam Kỳ, song khi xây xong lại dùng làm tư dinh của thống đốc Nam Kỳ. Toà nhà tiếp tục thực hiện công năng tư dinh của thống đốc Nhật Minoda thời Nhật chiếm đóng, trụ sở Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ, trụ sở Cao uỷ Cộng hoà Pháp, dinh thủ hiến Nam Phần, dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, rồi trụ sở tối cao Pháp viện trước khi được sử dụng làm bảo tàng như hiện nay.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SGdinh
Mặt tiền dinh Norodom ở vị trí dinh Thống Nhất hiện tại.
Dinh này được xây dựng từ năm 1868 đến 1873 để làm nơi làm việc cho thống đốc Nam Kỳ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Sg5cao
Dinh và con đường phía trước (đường Lê Duẩn hiện tại) được đặt tên Norodom
theo tên quốc vương Campuchia thời bấy giờ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SG6
Đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ.
Con đường này trước năm 1887 vốn là một con kênh gọi là Kênh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào, tao nên 2 bến sông.
Năm 1887, Kênh bị lấp để tạo thành đường như hiện tại.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SGTD
Đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi, kéo dài từ vị trí nhà thờ Đức Bà đến bờ sông Sài Gòn.
Trước khi Pháp chiếm Sài Gòn, con đường này nổi tiếng vì đầu bờ sông là nơi vua nhà Nguyễn từng đến …tắm (nên gọi là Bến Ngự).
Lúc thực dân Pháp mới đến, nó là đường số 16 trong 25 con đường đầu tiên do người Pháp quy hoạch khu trung tâm Sài Gòn. Năm 1865, con đường được đặt tên Catinat, theo tên một thống chế Pháp phục vụ dưới thời Louis 14.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SGrex
Góc khác của đại lộ Charner. Toà nhà có chữ Citroen chính là vị trí của khách sạn Rex hiện nay.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 SG

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Saigonhoteldesposte

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Sg8B
Bưu Điện SG

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Saigonhoteldeville2py4
Tòa đô sảnh

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Sg9
Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn năm 1906. Hệ thống tàu điện ở Sài Gòn khởi đầu bằng tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn dài 5km vận hành năm 1881.
Đến năm 1913 nâng lên thành 5 tuyến, đi Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Dầu Một, Tân Định… và hoạt động đến năm 1957.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 NhathB
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhà thờ được xây từ năm 1877 đến năm 1880. Thuở mới xây, 2 tháp chưa có chóp nhọn. 2 chóp này được xây dựng thêm vào năm 1895.

Quê Hương đẹp thật!!!! :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13Wed 16 Nov 2011, 10:58

Shiroi đã viết:
Lữ Hoài đã viết:
Shiroi đã viết:
oh, hình mấy đồng tiền này hay quá :-bd

hm, LH nhớ hồi đó thích nhất là được thầy mẹ lì xì cho 2 tờ con cọp đỏ... được một ngàn là ngon lành lắm, vậy mà lại thấy mê hơn 1 tời con voi mới tức cười chứ! :mim:

Tờ con cọp màu sắc tươi và đẹp quá mà. Mà tờ con voi hay tờ con cọp nói thiệt, Shiroi chưa có thấy bao giờ hết, Shiroi chỉ nhớ có thấy tờ đỏ đỏ hồng hồng 20 đồng á.
1 đồng thì chỉ thấy 1 đồng bạc cắc, không nhớ có thấy đồng giấy. Embarassed


hm... vậy để Tết này Bố lì xì cho Bé zài con cọp đỏ chét nhen! dd
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu-