Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bài Tập Ý Nghĩa Thức Uẩn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Bài Tập Ý Nghĩa Thức Uẩn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Tập Ý Nghĩa Thức Uẩn    Bài Tập Ý Nghĩa Thức Uẩn  I_icon13Tue 16 Jul 2019, 18:04



Ý NGHĨA THỨC UẨN
Ngày 13/7/2019
---
* Hôm nay chúng ta tiếp tục trao đổi cùng nhau về nội dung Ngũ uẩn.
* Những buổi trước, chúng ta đã trao đổi về sắc uẩn - thọ uẩn - tưởng uẩn và hành uẩn.
* Xin hỏi các thành viên có ghi nhớ hết không?
Vì học pháp cần dựa trên 5 yếu tố:
- Gần - Học - Nhớ - Hỏi - Tìm.
* Gần là gần gũi bậc thông thạo pháp học và pháp hành.
* Học là học lắng nghe và tham học những điều từ bậc thông thạo ấy.
* Nhớ là học thuộc lòng những gì được học, được nghe.
* Hỏi là hỏi những gì chưa rõ, còn nghi vấn.
*,Tìm là tim hiểu căn nguyên những điều đã được học, hiểu.
* Xin các thành viên hãy ghi nhận như vậy.
* Bây giời chúng ta tiếp tục nhé.
Các vị đã sẵn sàng chưa?
* Thức uẩn là gì?
Để hiểu thức là gì, chúng ta cần đặt thức trong nhóm pháp: Tưởng - Thức - Trí Tuệ.
* Cả 3 pháp này đều chia sẻ “sự biết đối tượng”, nhưng phương thức và mức độ biết có khác nhau.
* Tưởng có đặc tính là nhận biết nhưng chỉ là ghi dấu về đối tượng tạo điều kiện lần sau nhận biết trở lại.
* Cho dù đối tượng đúng hay sai, tưởng vẫn ghi dấu về đối tượng đó.
* Thức cũng là nhận biết đối tượng, nhưng trên phương diện có sự phân biệt về hình dáng, màu sắc, v.v… của đối tượng.
* Thức cũng nhận biết 3 đặc tướng của pháp: vô thường - khổ - vô ngã, nhưng thức không thể đạt được sự đoạn diệt phiền não cũng như không thể thấu suốt Tứ Thánh Đế.
* Trí tuệ nhận biết đối tượng, suốt thấu đối tượng và thông rõ Tứ Thánh Đế.
*,Về ý nghĩa của tưởng và tuệ (tuệ quyền), chúng ta đã trao đổi ở phần tưởng uẩn và tâm sở tịnh hảo (tâm sở thiện).
* Ví như đứa bé - một người bình thường - một chuyên viên tiền tệ.
* Cả ba người này đều biết đồng tiền, nhưng sự hiểu biết của họ có khác nhau.
* Đứa bé chỉ biết đây là tiền, có hình tròn, có số và chữ trên đó, nhưng đứa bé này không biết giá trị thực sự của đồng tiền này là gì.
* Người bình thường cũng có cái biết như đứa bé nhưng người này còn có thể biết giá trị sử dụng của đồng tiền, có điều, người này không thể phân biệt được tiền thật – giả.
* Tất cả những hiểu biết trên đều có ở chuyên viên tiền tệ và vị này có thể phân biệt đâu là tiền thật, đâu là tiền giả và thậm chí vị này biết rõ nguồn gốc của đồng tiền.
* Sự khác biệt giữa tưởng – thức – trí tuệ được nhận ra dựa trên thiền minh sát.
* Phàm phu chưa đắc thiền có thể hiểu điều này dựa trên ngôn ngữ.
* Thức uẩn có nghĩa là 89 tâm hay 121 tâm.
Trong bảng nêu chi pháp Abhidhamma (Vô tỷ pháp, Thắng pháp), phần tâm có 89 tâm hoặc 121 (gồm: 81 tâm hiệp thế và 8 hoặc 40 tâm siêu thế).
* Trong phạm vi Tứ Thánh Đế, 8 tâm siêu thế (hoặc 40 tâm siêu thế) thuộc ngoại đế.
* Còn lại 81 tâm hiệp thế thuộc thức uẩn trong “Ngũ uẩn” phần Khổ Đế.
* Uẩn (Khandha): khối, nhóm.
* “Uẩn” chỉ cho khối, nhóm hình thành trong tâm trí thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay ưu thắng, xa hay gần.
* Nói dễ hiểu, một pháp mà có thể chia chẻ, phân chia theo 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), theo các phạm trù (ưu thắng – hạ liệt, xa – gần, nội – ngoại, thô – tế), thì gọi là uẩn.
* “Uẩn” ở đây không chỉ cho khối, nhóm thuộc tính chất vật lý.
* Vậy, 81 tâm hiệp thế cũng là pháp có thể chia chẻ theo 3 thời (quá khứ-hiện tại-vị lai), xa - gần, thô - tế, ưu thắng - hạ liệt, trong - ngoài.
* Tâm được hiểu thế nào? Tâm có một hay có nhiều?
* Khi nào có sự biết cảnh tức là tâm, tâm địa, tâm tạng, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn và ý thức giới.
* Tâm làm cho chúng sanh đặc biệt sai khác.
Vì chúng sanh là đối tượng nhận biết của tâm.
* Mỗi chúng sanh là một đối tượng riêng lẻ và tâm nhận biết mỗi đối tượng riêng lẻ đó ở mỗi thời điểm khác nhau.
* Nói cách khác, mỗi thời điểm, tâm chỉ tiếp nhận một đối tượng.
* Đối tượng được nhận biết ở mỗi thời điểm có sự khác biệt.
* Và mỗi đối tượng lại có sự khác biệt khi so sánh với những đối tượng khác.
* Ví như thân thể chúng ta thay đổi từng sát na.
* Sự thay đổi đó không phải từ một cái này biến thành một cái khác.
* Mà sự thay đổi đó là do các sắc pháp sinh rồi diệt cho đến khi sắc tướng trạng thành tựu (sinh - tiến - dị - diệt).
*
* Nhân sanh tâm có 4: nghiệp quá khứ + sở hữu tâm + cảnh + vật
Bản thân "tâm" cũng là một pháp hữu vi và nó cũng được trợ tạo bởi nhiều nhân.
* Nếu tâm được tạo chỉ bởi một nhân thì ý nghĩa vô ngã đã không còn phù hợp.
* Sở hữu tâm = tâm sở.
* Tâm chia theo cõi gồm: tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm vô sắc giới.
_ Tâm dục giới: có nghĩa "thường lui tới biết 5 trần cảnh" (cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc), gồm 54 tâm.
* Trong 54 tâm này, có tâm biết trực tiếp đối tượng, có tâm biết đối tượng qua ngũ song thức (từ ngũ song thức chuyển qua tâm tiếp thâu, tâm quan sát), có tâm biết đối tượng từ lộ ý môn (từ lộ ngũ môn chuyển qua).
* Hoặc có thể hiểu, pháp nào có ham muốn cảnh dục thì pháp bản thể ấy gọi là “dục”, đó là phiền não dục (dục ái), ưa thích vật dục, gồm 54 tâm dục giới, 52 tâm sở, 28 sắc pháp.
_Tâm sắc giới: có nghĩa "thường lui tới biết sắc tướng" (sắc cảnh sắc).
* Sự biết này làm nền tảng phát triển tâm thiền.
Tâm thiền làm điều kiện trợ giúp cho tâm trở nên vĩ đại (vĩ đại vì đắc thiền hoặc đạt định kiên cố).
* Tâm sắc giới 15 tâm sắc giới.
_ Tâm vô sắc giới: có nghĩa "thường lui tới biết vô sắc" (vô sắc = danh pháp).
* Tâm này lấy danh làm đối tượng hoặc khái niệm trong tâm làm đối tượng để trợ giúp cho tâm định kiên cố vô sắc giới.
* Tâm vô sắc giới có 12.
Như vậy, đối tượng có nhiều và tâm chỉ có một.
* Ý nghĩa của tâm như sau:
• Đặc tính: nhận biết đối tượng
• Phận sự: dẫn dắt các tâm sở
• Sự hiện có mặt: liên tục sinh diệt, nối nhau liên tiếp
• Nhân gần: có danh và sắc.
Cho nên, học phần "Thức uẩn", chúng ta phải hiểu "Hành uẩn" trước.
* Vì Tâm có phận sự là dẫn dắt các tâm sở.
* Hành uẩn là 49 tâm sở (trừ tâm sở thọ, tâm sơ tưởng, tâm sở tham).
Nhân đó, để biết tâm dẫn dắt những tâm sở nào trong trường hợp nào.
* "Sự hiện có mặt: liên tục sinh diệt, nối nhau liên tiếp" có nghĩa là tâm có thời gian hiện hữu là 3 sát na (sát na sinh, sát na trụ, sát na diệt)
* Quá trình sinh-trụ-diệt này cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi tâm tiếp nhận đối tượng một cách hoàn toàn.
* Thực tế, chúng ta không nhận ra sự sinh diệt này.
* Và đôi khi chúng ta còn nhìn nhận sai lầm rằng có một cái "tâm", "linh hồn" thường có, tồn tại từ đời này qua đời khác, từ ngày này qua ngày khác.
* Sự sanh diệt của tâm rất nhanh và mắt thường thì không thể nhận ra.
"Nhân gần: có danh và sắc", phần sắc, chúng ta đã trao đổi trong phần "sắc uẩn".
* Phần danh đã thảo luận cùng nhau qua "thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn" và bây giờ là Thức uẩn.
* Nói gọn lại, sắc pháp = sắc uẩn = 28 sắc pháp; danh pháp = thọ, tưởng, hành, thức.
* Thọ = 5 thọ, tưởng = 1 tâm sở tưởng; hành = 49 tâm sở; thức là 81 tâm hiệp thế (theo Tứ Đế).
-
TÂM DỤC GIỚI:
54 tâm gồm 30 tâm bất tịnh hảo dục giới + 24 tâm tịnh hảo dục giới
-30 tâm dục giới bất tịnh hảo gồm: 12 tâm bất thiện + 18 tâm vô nhân
o 12 tâm bất thiện gồm: 8 tâm tham + 2 tâm sân + 2 tâm si
o 18 tâm vô nhân gồm: 15 tâm quả vô nhân + 3 tâm duy tác vô nhân
- 24 tâm dục giới tịnh hảo gồm: 8 tâm đại thiện + 8 tâm đại quả + 8 tâm đại duy tác.
TÂM SẮC GIỚI: có 15
- 5 tâm thiện sắc giới
- 5 tâm quả sắc giới
- 5 tâm duy tác sắc giới
-
TÂM VÔ SẮC GIỚI: có 12
- 4 tâm thiện vô sắc giới
- 4 tâm quả vô sắc giới
- 4 tâm duy tác vô sắc giới
Trước mắt, các thành viên cần ghi nhớ những con số này.
Đây là tổng quát về Tâm Hiệp Thế.
* Tâm hiệp thế được giải thích như sau: tâm có nghĩa là biết, hiệp thế là hiệp với đời, hiệp với cõi.
* Tâm hiệp thế là cái biết về ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
Tâm hiệp thế không thể biết về siêu thế.
* Chỉ có tâm siêu thế mới biết về siêu thế.
Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về tâm hiệp thế.
Đầu tiên là tâm bất tịnh hảo dục giới.
* Vì sao lại bắt đầu bằng tâm bất tịnh hảo dục giới?
* Vì cái này chúng ta tiếp xúc thường ngày nên quen.
Khi nghe nhắc tới, hoặc nêu cái tương tự, lập tức nhận ra liền.
*,Dựa trên kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ tiếp nhận nhóm tâm thiện.
* Tâm bất tịnh hảo dục giới có 30.
* 30 này chia làm hai: tâm bất thiện và tâm vô nhân.
* Tâm bất thiện có 12, tâm vô nhân có 18. Tâm bất thiện chia ra có 3 gồm: tham - sân - si. Và chúng ta sẽ bắt đầu từ tâm tham.
*Tham
Tại sao gọi là tâm tham? Tâm có đặc tính là nhận biết đối tượng.
* Đối tượng được nhận biết ở đây là "tâm sở tham", nên chúng ta quen gọi là tâm tham.
* Gọi là tâm có căn tham vì khi tâm này phát sinh, có tâm sở tham làm gốc.
* Cần nhớ ý nghĩa của tâm sở tham.
* Tham có tội và tham không tội: *Tham có tội là tham liên hệ đến phá giới (đi đường khổ)
* Tham không có tội là tham không liên hệ đến phá giới (không đi đường khổ).
* Ví như, tham trộm đồ của người, tham giết hại chúng sinh, v.v... đó là tham đưa đi đường khổ.
* Tham ăn, tham mặc, tham ngủ, tham làm giàu không liên quan đến phá giới, v.v... không đưa đi đường khổ.
Trong "Tham có tội", lại chia ra: không có sự trợ giúp tội nặng hơn có sự trợ giúp.
* Ví như, ăn trộm không cần có xúi bảo, trợ giúp từ bất cứ ai, phương tiện gì tội nặng hơn ăn trộm mà có sự xúi bảo, chỉ dẫn, v.v...
* Trong "Tham có tội" lại chia ra: Tham đi cùng thọ hỷ tội nặng hơn tham đi cùng thọ xả.
* Trong "tham có tội" lại chia ra: Tham liên kết tà kiến tội nặng hơn tham không đi cùng tà kiến.
* Trong "tham có tội", Tham nào có dục-cần-tâm-thẩm hỗ trợ, thì tội nặng, luân hồi dài, không đắc thiền, không đắc đạo. (dục = muốn, cần = tinh tấn, tâm = nhất tâm, thẩm = quán xét).
* Nhất tâm ở đây là nói đến tâm sở nhất tâm.
* Tâm sở này thuộc tâm sở biến hành nên nó kết hợp với cả thiện và bất thiện.
Tâm có căn tham gồm có 8.
- Tâm tham thọ hỷ hợp tà vô trợ
- Tâm tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ
- Tâm tham thọ hỷ ly tà vô trợ
- Tâm tham thọ hỷ ly tà hữu trợ
- Tâm tham thọ xả hợp tà vô trợ
- Tâm tham thọ xả hợp tà hữu trợ
- Tâm tham thọ xả ly tà vô trợ
- Tâm tham thọ xả ly tà hữu trợ.
* Giải thích ý nghĩa những từ có trong tên gọi của tâm có căn tham:
- Thọ hỷ: cảm thọ vừa lòng, thích ý
- Hợp: liên kết với nhau, hợp với nhau
- Ly: không liên kết, không hợp với nhau
- Tà kiến: tâm sở tà kiến, thấy sai về nghiệp và quả của nghiệp
- Vô trợ: tự phát, không có sự dẫn dắt, không có sự trợ giúp
- Hữu trợ: có dẫn dắt, có trợ giúp bởi người khác hay tự thân
- Xả: cảm thọ trung bình, thản nhiên.
-
* NHÂN SANH THAM: có 4 nhân.
- Tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng: nghiệp nhân trước có đi chung với tâm tham hoặc tâm tham phát sinh trước sau hành phước thiện.
- Đời kế trước đa tham: vì đời trước quen hưởng lục dục, nên đời này gặp lục dục dễ phát sinh.
- Gặp cảnh tốt: thấy sắc tốt, nghe tiếng hay, gặp việc tốt
- Gặp cảnh vật ưa thích: cảnh, người, công việc mà ta vừa lòng, ham muốn.
"Tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng: nghiệp nhân trước có đi chung với tâm tham hoặc tâm tham phát sinh trước sau hành phước thiện": trong lộ trình cận tử, ngay sát na na cảnh (xác nhận) thứ hai đã là sang đời khác. Và sát na này có đi cùng "tham", thì đây là nhân tục sinh có đi cùng "tham".

"Tâm tham phát sinh trước sau hành phước thiện", ý này không liên quan đến sự chia phước (hồi hướng).
* Trước và sau khi hành phước thiện hành giả luôn dính mắc vào quả sẽ đến, mong muốn quả ấy sẽ đến.
* Đây gọi là "tâm tham phát sinh trước và sau khi hành phước thiện".
* Còn hồi hướng (chia phươc) có nghĩa là sau khi hành phước thiện, chúng ta nguyện phần phước này sẽ là điều kiện để thành tựu những quả thiện.
* Phước thiện có năng lực, và chúng ta không cầu xin sau khi hành phước thiện.
* Mà chỉ nêu lên sự thật, năng lượng này sẽ được hướng đến một đối tượng, một sự việc, v.v...
* Như dùi lửa chỉ dùi vào một chỗ và kết quả, lửa phát sinh.
* Cho nên, sau khi hành phước thiện, chúng ta chia phước, hướng phước này đến sự thành tựu những quả thiện, quả vui.
* Không cầu xin, đây là điều cần ghi nhớ.
"Đời kế trước đa tham": đời này là hiện tại, đời trước là kiếp trước, đời kế trước là đời trước của kiếp trước.
* Y cứ vào đây để hiểu rằng: không ai tự dưng lại tham, không ai tự nhiên muốn dính mắc.
* Tất cả là do nhân tham đã được huân tập từ nhiều đời trước.
* Và nay gặp cái tương tự, liền nắm bắt.
* Vô ngã cũng được hiểu thêm từ khía cạnh này.
* Cho nên, ngay đời này, chúng ta được học, có hiểu Phật pháp, thì hãy tập hạn chế những nhân bất thiện đó để đời đời kiếp kiếp "thói quen" này mờ dần đi.Chủ động ngay từ bây giờ.

* NHÂN SANH ĐI CÙNG HỶ: có 4
- Tục sinh bằng tâm đi cùng hỷ: 4 tâm đại quả đi cùng hỷ, 4 tâm quả sắc giới đi cùng hỷ
- Không có sự tế nhị: không có sự trầm ngâm suy xét
- Gặp cảnh tốt
- Lìa xa sự điêu tàn: lúc không gặp tai nạn, rủi ro.
4 tâm đại quả là tâm có chức năng tục sinh - hộ kiếp - tử.
* Và đây là 4 tâm quả của 4 tâm đại thiện dục giới.
* 4 tâm quả sắc giới cũng là tâm có chức năng tử - tục sinh - hộ kiếp.
* Những tâm quả này đi cùng thọ hỷ.
* Cho nên, thọ hỷ đi cùng tâm quả khi làm chức năng tục sinh.
* Và thế là, đời này thọ hỷ có mặt ngay từ sát na đầu hộ kiếp.
* Ở điểm này cũng cần lưu ý: nếu thọ hỷ đi cùng tâm đại quả khi tục sinh, mà tâm đại quả lại là quả của tâm đại thiện.
* Vậy thọ hỷ sao lại đi cùng tâm tham, một tâm bất thiện? Cần hiểu: thọ hỷ là một tâm sở.
* Tâm sở được dẫn dắt bởi tâm.
* Và khi tâm tham chiếm quyền ưu tiên cho quả tục sinh thì nó sẽ kéo theo những tâm sở liên kết.
* Cho nên, thọ hỷ đi cùng không có gì là chống trái ở đây.
* Thọ hỷ cũng đi cùng thiện và bất thiện vì nó là tâm sở biến hành.

* NHÂN SANH LIÊN KẾT TÀ KIẾN: Có 5
- Nết quen tà kiến
- Thân cận người có tà kiến
- Trái với chánh pháp: không tin pháp học, 4 quả, 4 đạo, Niết bàn
- Nhiều suy xét sai
- Không khéo vượt tà kiến: không khéo tránh xa, cố chấp thái quá, nhận thức sai lầm về nhân quả, nghiệp báo.
* Cũng như câu nói: "Mẹ cô chết vào giờ xấu nên đã đọa vào đường khổ, anh em nhà cô vì thế mà làm ăn thất bại".
* Câu nói này đã phủ định sạch trơn nghiệp và quả của nghiệp.
* Câu nói này có thể được hiểu: Việc đọa đường khổ là do "ngày xấu" quyết định không phải do nghiệp bất thiện.
* Lại nữa, "ngày xấu" có cả năng lực chiếm quyền ưu tiên để quyết định cõi tục sinh của chúng sinh, dù chúng sinh đó lúc sinh thời đã tạo phước thiện.
* Xin hỏi các thành viên, chúng ta có nên nhìn nhận lại vấn đề này không?

* NHÂN SANH VÔ TRỢ: có 6
- Tục sinh bằng nghiệp vô dẫn: tục sinh với 2 tâm quả thọ xả, 4 tâm đại quả thọ xả
- Thân tâm mạnh mẽ: thân khỏe mạnh, tâm thường có niệm
- Đa nhẫn nại: hay chịu quen nắng, mưa, đau nhức, v.v… cho nên đối diện cảnh, tâm liền nhanh chóng tiếp nhận
- Từng thấy nghe kết quả của người khác
- Thuần thục việc làm
- Vật thực, khí hậu thích hợp: khí hậu chỗ ở vừa chừng, thức ăn đáng bổ khỏe.
* Với những phần được trình bày liên quan đến "NHÂN SANH", chúng ta sẽ hiểu thêm về những chi tiết liên quan đến tâm tham.
* Vì sao tâm tham lại đi cùng thọ hỷ và thọ xả? Vì sao tâm tham lại liên kết với tà kiến hoặc không liên kết?
* Tại sao tâm tham lại cần có trợ giúp và không cần trợ giúp?
* Và tất cả cũng nói lên sự khác biệt của những đối tượng khi được tiếp nhận bởi tâm tham.
* Sự khác biệt đó được nhận biết không phải là sự đa dạng của tâm mà ở đây là sự tương tác hay những tâm sở được dẫn dắt đang thể hiện sự có mặt của nó.
Tâm tham thứ nhất:
* TÂM THAM THỌ HỶ HỢP TÀ VÔ TRỢ
Tên này có ý nghĩa: một tâm có căn tham đi cùng sự thích ý, có liên kết với tà kiến và không cần sự trợ giúp.
Ví như một người vui vẻ thưởng thức thức ăn, thức uống mà không hề quan tâm đến nghiệp.
- Tâm tham này có 19 tâm sở phối hợp.
- Tâm này có mặt ở 4 hạng người: người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân, người tam nhân phàm phu.
- Tâm tham này có chức năng: đổng lực (đổng lực: nghĩa là có đủ mãnh lực hưởng dùng cảnh hay trải nghiệm cảnh, là trạng thái quan trọng có mãnh lực tạo nghiệp).
* Chúng ta tạm dừng ỏ đây.
Các thành viên thực hành chia phước.
Tôi xin dâng phần phước trùng tuyên pháp này đến tất cả chư thiên trong và ngoài cốc của tôi, ở xa hoặc gần cốc của tôi. chư thiên hoan hỷ thọ nhận phần phước này, tăng thêm phần an lạc lâu dài và chứng đắc trong ngày vị lai.
Phần phước này hãy đến những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, thầy tổ nhiều đời nhiều kiếp và nhất là kiếp hiện tại này.
Các vị hoan hỷ thọ nhận phần phước này, thoát khỏi mọi cảnh khổ và được an lạc lâu dài.
Phần phước này hãy là điều kiện để tôi diệt tuyệt tất cả lậu hoặc.
Đời đời kiếp kiếp sinh ra là người nam, tam nhân, có chánh kiến, sanh ra trong gia đình có chánh kiến.
Được xuất gia, học đạo, tu tập với các bậc Thánh từ thuở bé, nhàm chán ngũ trần, đủ điều giữ giới, trí tuệ thù thắng, chứng đắc tứ đạo, tứ quả và Niết bàn. Xin chư thiên hoan hỷ cùng tôi.
Sadhu! Sadhu! Sadhu!...
Xin nhớ: Gần - Học - Nhớ - Hỏi - Tìm.
Chúc các thành viên an vui.
[ 16 cõi trời sắc giới gồm: Phạm Chúng thiên (1/3 a tăng kỳ kiếp trụ của trái đất), Phạm Phụ thiên (1/2), Đại Phạm thiên (1), Thiểu Quang thiên (2), Vô Lượng Quang thiên (4), Biến Quang thiên (Quang Âm thiên - 8), Thiểu Tịnh thiên (16), Vô Lượng Tịnh thiên (32), Biến Tịnh thiên (64), Quảng Quả thiên (500), Vô Tưởng thiên (500), Vô Phiền thiên (1000), Vô Nhiệt thiên (2000), Thiện Kiến thiên (4000), Thiện Hiện thiên (8000), Sắc Cứu Cánh thiên (16.000).
---------





Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
Bài Tập Ý Nghĩa Thức Uẩn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» 686 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa sim điện thoại đuôi 686
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Đại nghĩa diệt thân - Hồ Biểu Chánh
» Ý Nghĩa 49 Ngày Quá Vãng
» Ý nghĩa nụ hôn
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-