Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Today at 13:41

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Today at 13:33

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 10:50

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:06

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Yesterday at 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Yesterday at 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 07:34

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Tue 14 May 2024, 13:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Mon 13 May 2024, 15:05

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 13 May 2024, 06:14

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống)   Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 I_icon13Tue 27 Feb 2024, 08:04

Chương XXXXII: CON SỐ 13


Tuy anh Học bị bắt, nhưng các đồng chí của Anh ở trong nước còn nhiều. Trước hồi Yên Báy, kể cả đảng viên, đoàn viên, nguyên ở Bắc Việt đến bảy vạn người. Sau hồi Yên Báy, bị bắt kể đến hơn ba nghìn. Con số ba nghìn dầu to, song chỉ mới là gần một phần hai mươi của tổng số. Cố nhiên trong đó có nhiều kẻ a dua, một lần thất bại thì kinh hãi nằm yên, hay chạy theo đảng khác. Thế nhưng đó chỉ là một dịp tốt để lựa lọc đồng chí. Những anh em trong Đảng sau cuộc cải tổ hồi ấy, lại có vẻ hăng hái và bền bỉ hơn xưa. Chứng cớ là sau khi anh Học bị bắt, ám sát đoàn vẫn hoạt động như thường. Và công việc lại ghê gớm, tung tích lại bí mật có phần hơn trước nữa. Nói tóm lại, việc anh Học bị bắt đối với Đảng là một vết thương song không phải vết thương trí mạng! Mật thám cũng biết rõ anh Học chỉ là một người trong Trung Ương Đảng Bộ mới. Chúng muốn dò Anh để bắt những người trong đó, nhờ thủ đoạn một tên lính Lê Dương. Tên lính này vào coi ngục, tìm cách vin truyện với Anh. Lại tự xưng mình là người đảng cộng sản Ăng-lê. Đối với Anh, hắn rất đem lòng ái ngại. Rồi ngày một, ngày hai, hắn gạ đưa thư giùm cho các đồng chí bên ngoài. Rảnh rảnh, Anh thử viết thư gởi cho một vài Đảng viên cũ, khi bị bắt đã nạp anh em để gỡ tội xem sao! Thì chỉ mấy hôm sau, những kẻ đó đã bị bắt đem về Hỏa Lò! Anh vờ đem việc đó mà trách nó, rồi nhờ nó gởi hộ một bài Anh viết để đăng sang một tờ báo Ăng-lê nào đó xuất bản ở Nhật hay ở Tàu. Bài báo ấy chẳng hiểu tại sao lại đăng trên một vài tờ báo xuất bản ở bên Pháp hồi ấy. Anh lại xin giấy bút để viết cho tên Toàn Quyền Đông Dương và các Nghị Viên trong Hạ Nghị Viện bên Pháp. Hai bức thư ấy báo Pháp cũng có đăng.

Đến bức thư Anh gởi cho tên hội trưởng hội ‘’Nhân quyền’’, nghe nói rằng có, song tôi tìm mãi chưa thấy đâu. (Những tài liệu ấy sẽ chép trong phần phụ lục). Ở Hỏa Lò bấy giờ giữa Quốc Dân vừa cộng sản, số người chật lên. Để huấn luyện và làm khuây cho anh em, các bạn có xuất bản (!) một tờ báo viết tay, gọi là ‘’Tù Nhân Báo’’. Tôi chưa tìm được bài nào của Anh viết trong tờ báo quý hóa ấy!



Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Nguyen46

Trước khi lên đoạn đầu đài, Nguyễn Thái Học viết liền hai bức thư một gửi Hạ Nghị Viện Pháp, một gửi Toàn Quyền Pierre Pasquier.


Anh bị giam hơn ba tháng trời. Chiều ngày 16 tháng 6, Anh và các đồng chí trong số án chém, tất cả 13 người bị giải đi Yên Báy. Từ trong buồng giam kín bước ra qua trại giam ngoài, anh chào anh em nghỉ lại.

Anh vừa đi vừa nói:

– Chúng tôi chắc đi chết đây! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công!

Anh em chào tiễn các anh. Và buổi sáng hôm sau, suốt cả Hỏa Lò, thường phạm cũng như quốc sự phạm đều bỏ cơm không ăn, để tỏ tình liên lạc. Anh và 12 đồng chí với đội lính Khố Xanh, đi chuyến tàu đêm lên Yên Báy. Theo sau là bọn mật thám và hai cố đạo. Trên tàu, các anh vẫn cùng nhau nói chuyện phiếm.

Anh Chính cười:

– Đến Yên Báy, chúng ta sẽ được đón tiếp long trọng lắm! Thế nào bốn anh Thinh, Hoàng, Thuần Thuyết chẳng đứng chực sẵn chúng ta ở sân ga! (Bốn anh này đã bị chúng giết ở Yên Báy cũng một ngày trước các anh)

Anh Học thì cãi lý với Cố Ân:

– Việc gì chúng tôi phải ăn năn? Chúng tôi chỉ là kẻ thất bại, chứ đâu phải là kẻ có tội!

Rồi Anh đọc mấy câu thơ tiếng Pháp, dịch nghĩa là:

‘’Chết vì Tổ Quốc,
Cái chết vinh quang!
Lòng ta sung sướng!
Trí ta nhẹ nhàng!…’’


Khi đến Yên Báy, chúng giam các anh vào nhà pha. Rồi bắt đầu từ 5 giờ rưỡi sáng hôm 17 tháng 6, các anh đã lần lượt bước lên đài vinh dự.

Đó là một khoảng đất ở gần Trại Khố Xanh, chung quanh có lính ta, lính Lê Dương vác súng đứng vòng tròn. Các anh, từng người một, do lính Lê Dương dẫn từ trong ngục thất Yên Báy bước ra. Trước khi ra, chúng đưa rượu cho Anh uống. Nhưng Anh từ chối, chỉ đòi hút điếu thuốc lào. Người chết trước nhất là Nguyễn Như Liên, đến người thứ mười một là Nguyễn Văn Chuân, chỉ hô được hai tiếng ‘’Việt Nam…’’ thì tên lính Lê Dương đứng cạnh đã bịt mồm không hô ra tiếng nữa! Anh Phó Đức Chính thứ mười hai, đòi đặt anh nằm ngữa để xem lưỡi máy chém nó xuống như thế nào! Anh hô được đủ bốn tiếng ‘’Việt Nam vạn tuế!’’ Anh Học lên cuối cùng, tỏ ra vẻ cực kỳ bình thản. Anh mỉm miệng cười, đưa mắt nhìn công chúng, nhìn quân lính, nhìn máy chém, rồi cất giọng đỉnh đạc, trầm hùng mà hô thật lớn bốn tiếng ‘’Việt Nam vạn tuế!’’…Nhưng không biết trong khi nhìn quanh ấy, tia mắt Anh có gặp tia mắt một người…không?


Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Nguyen47

Lễ tưởng niệm hai liệt sĩ Nguyễn Thái Học (Việt Quốc) và Phạm Hồng Thái (Việt Minh) được tổ chức tại Nhà Đấu Xảo Hà Nội (nay là cung văn hóa hữu nghị Hà Nội), ngày 18 tháng 6 năm 1946. Bức ảnh hiếm hoi thể hiện tình đoàn kết vì lợi ích quốc gia của hai tổ chức chính trị lớn nhất Việt Nam buổi đầu độc lập.

_________________________
Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chị Giang   Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 I_icon13Yesterday at 10:25

Chương XXXXIII: CHỊ GIANG


Một người ấy, tôi muốn nói chị Giang, một đảng viên mà nhà đương cuộc cho là còn có công tuyên truyền cho Đảng hơn là anh Học.

Anh Học lúc còn trẻ, ông, bà có cưới cho một chị vợ là Nguyễn Thị Cửu. Năm 1927, khi sắp lập Đảng, anh có nói với tôi là đã ly hôn với vợ. Bấy giờ nhiều người như thế lắm: Anh Nho, anh Chính, đều từ hôn hay cho vợ về cả. Các anh không muốn đem cuộc đời sóng gió của mình mà làm phiền lụy đến một người đàn bà.

Ấy vậy mà có một ngày Anh tuyên bố với các bạn là Anh xin phép để được kết hôn cùng cô Giang.

Cô Giang, người ở Tỉnh Bắc Giang, nên cả ba chị em cô, có tên là Bắc, Giang và Tỉnh. Cô Tỉnh khi ấy còn nhỏ. Còn hai chị thì đều vào Đảng cách mệnh của anh Song Khê. Việt Nam Quốc Dân Đảng nguyên không thu đàn bà làm đảng viên. Các chị em đồng chí chỉ tổ chức vào Phụ Nữ Đoàn. Vậy mà riêng Tỉnh Bộ Bắc Giang có mấy nữ đảng viên.

Là vì đó nguyên là đảng của anh Song Khê. Sau khi Đảng ấy hợp với Việt Nam Quốc Dân Đảng rồi, đành lẽ cứ để cho như cũ vậy… Đó là một điều ngoại lệ, dành riêng cho mấy chị ở Bắc Giang. Song chị Giang và các chị ở đó thực đã xứng đáng với cái đặc điểm ấy. Làm giao thông, làm tuyên truyền, chị tỏ ra một người đồng chí có tài và đắc lực. Nhưng quý hơn hết là sự tận trung với Đảng: Trừ việc Đảng, chị không còn thì giờ để làm cái gì cho đời sống riêng mình. Sau hồi 1929, chị làm việc giao thông cho Tổng Bộ với các nơi, luôn luôn phải gặp gỡ và cùng đi với anh Học.

‘‘Lạ chi thanh khí lẽ hằng,
Một dây, một buộc ai giằng cho ra’’


Sự thương yêu nhau của một đôi đồng chí tài sắc ngang nhau, trạc tuổi gần nhau, đâu phải là chuyện khiến chúng ta khó hiểu. Rồi, một buổi sớm tốt lành kia, nhân đi gần Đền Hùng Vương, hai người đã đem nhau vào Đền mà thề nguyền. Trong buổi định tình ấy, chị cố xin Anh giao cho một khẩu súng sáu, và hứa ‘‘nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!’’

Từ khi anh Học bị bắt, nhớ đến lời thề sơn hải, tinh thần chị gặp một khủng hoảng to! Bỗng dưng cười, bỗng dưng khóc, chị trở nên gần như một kẻ mất trí khôn! Và anh em phải tốn rất nhiều công bảo vệ cho chị có thể ở yên tại Hà Nội, mà gián tiếp thăm anh Học. Chiều hôm ấy, nghe tin anh Học bị giải lên Yên Báy, chị cũng đáp xe lửa đi theo hút! Chị mang theo một khẩu súng, một quả bom, định vào phá pháp trường. Nhưng bọn lính canh đã ngăn không cho chị tới gần. Đứng đàng xa, với một sức tự trị phi thường, chị đã đem nụ cười mà đáp lại nụ cười của anh Học khi sắp bước lên máy chém. Nấp trong đám người đứng xem, chị đã không lộ mảy may nỗi đau xót cho người ngoài biết. Xem chém xong, chị quay về nhà trọ và viết hai bức thư tuyệt mạng. Hai bức thư ấy viết trên ba trang giấy khổ hẹp, bằng nét bút chì xanh. Rồi ra chợ, chị mua mấy vuông vải trắng, làm khăn để tang chồng. Buổi chiều, chị đi xe lửa sang Vĩnh Yên. Và sớm hôm sau, chị về địa hạt Đồng Vệ, cạnh làng Thổ Tang, vào thăm lại cái quán giữa đồng mà đôi vợ chồng son đã có lần cùng ngồi trò chuyện. Nghĩ đến chồng, nghĩ đến Đảng, nghĩ đến Nước, cái thiên tính muốn sống với cái ý định phải chết đã giao tranh kịch liệt! Sự giao tranh ấy đã làm cho chị bơ phờ mỏi mệt. Cái quyết tâm đến với cái mỏi mệt ấy, bước ra ngoài quán, chị cầm súng tự bắn vào thái dương bên phải một phát, rồi ngã vật xuống, súng quăng ra một bên.

Khi ấy chị đã có mang mấy tháng. Tên Tri Phủ Vĩnh Tường trình Tỉnh khám qua, rồi báo về Hà Nội cho mật thám đem thầy thuốc lên khám lại. Do cái tên ký ‘‘Nguyễn Thái Học phu nhân’’, chúng biết là chị. Vì bởi biết là chị, nên chúng tìm cách trả thù ở cái xác chết: sau khi lột quần áo ra khám rồi, chúng không hề mặc trả lại. Và còn để thi hài bộc lộ dưới ánh nắng, dưới nước mưa, dưới sự bâu hút của ruồi, nhặng, đến hai, ba hôm, rồi mới cho mai táng!

Hai bức thư của chị như sau này:

Bức thư thứ nhất.

‘‘Ngày 17 tháng 6, 1930
Thưa Thầy Mẹ,
Con chết là vì hoàn cảnh đã bó buộc con: Không báo thù được cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha, đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con!
Đứa con dâu thất hiếu kính lạy.’’


Bức thư thứ hai.

‘‘Anh đã là người yêu nước!
Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước, Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng!
Phải chịu đựng nhục nhã, mới có ngày mong được vẻ vang! Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh, để đánh đổ cường quyền, mà cứu lấy đồng bào đau khổ!’’


Thơ:

Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên!
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Quốc kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ!
Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa!
Thế ru? Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?


Đọc bức thư thứ hai, đủ rõ tâm trạng chị Giang khi ấy như thế nào? Chết theo nước? Chết theo chồng? Ở trong cái trí nghĩ mê man vì đau đớn bấy giờ, các sự vật có lẽ đều biến chuyển, mê ly, không còn có giới hạn rõ ràng nữa. Dù vậy, cho đến phút cuối cùng, lòng chị vẫn không nhãng quên cái bổn phận làm dân đối với đồng bào, làm con đối với cha, mẹ! Và vẫn kỳ vọng ở các đồng chí chết sau vì chị mà trả hộ thù nhà, rửa xong nhục nước ! Tấm lòng trách nhiệm ấy là một các đặc sắc chung của người phương Đông chúng ta, bất cứ ở địa vị nào.

::: Nhượng Tống :::



_________________________
Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
 
Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
»  Dòng thơ họa của Nguyễn Thành Sáng &Tam Muội - Thơ họa Nguyễn Thành Sáng & Tam Muội (1)
» Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh
» Hình Tự Chụp + tự Vẽ và Sưu Tầm lắp ghép
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-